Site icon Sulforaphane

Bệnh gan những điều cần biết về gan

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh gan

Bệnh gan là gì? Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi gan bị tổn thương, các chức năng sẽ bị suy giảm, lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Vì vậy, tầm soát bệnh gan sớm là cách chủ động phòng ngừa căn bệnh âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả khôn lường hiệu quả nhất.

Bài viết dưới đây là một số thông tin có liên quan đến bệnh gansulforaphane đã tổng hợp được, hy vọng sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho người đọc.

1/ Định nghĩa bệnh gan là gì?

Gan là một loại bệnh lý phổ biến

Gan là một loại bệnh lý phổ biến do di truyền hoặc nhiễm virus, sử dụng rượu bia…gây ra với biểu hiện đặc trưng là sự tổn thương các tế bào gan. Theo thời gian, tổn thương tạo thành các dải xơ (sẹo), dẫn đến suy gan, đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy bệnh gan là gì? Bệnh gan có tác động như thế nào đến cơ thể con người?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay Việt Nam có khoảng 7,8 triệu trường hợp mắc viêm gan B mãn tính, hơn 13.000 đối tượng bị xơ gan mất bù, gần 6.000 người mắc ung thư tế bào gan và hơn 6.400 trường hợp tử vong do bệnh gan.

Bệnh gan là gì?

 

Tỷ lệ mắc bệnh gan ở Việt Nam

PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, Chuyên khoa Gan mật, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam cho biết, tỷ lệ mắc các bệnh lý về gan mật ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, nhất là trước các vấn nạn lạm dụng rượu bia, viêm gan virus B, C, thực phẩm bẩn, thuốc tây, hóa chất gây tổn thương tế bào gan. Cụ thể tỷ lệ nhiễm virus viêm gan của một số nhóm dân cư là từ 6 – 20% đối với virus viêm gan B và khoảng 2 – 4% với virus viêm gan C. Tỷ lệ người khỏe mạnh mang virus viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 – 25%. Số người nhiễm virus viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 – 20%.

Trong đó, điều đáng buồn là số người mắc bệnh gan tại Việt Nam khi phát hiện đã quá muộn, các tế bào gan bị phá hủy hàng loạt, hình thành các sợi xơ hóa không có chức năng. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: vàng mắt, vàng da, đau tức bụng phải, chán ăn, sụt cân, mẩn ngứa, việc điều trị lúc này trở nên vô cùng khó khăn, hiệu quả không cao, chi phí điều trị tốn kém khiến cho nhiều người không kiên trì được mà bỏ cuộc.

2/ Các bệnh lý nguy hiểm về gan và triệu chứng bệnh gan

2.1 Bệnh lý nguy hiểm về gan không phải ai cũng biết

Viêm gan B 

Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nếu bệnh xảy ra ở người lớn vẫn có thể điều trị để loại bỏ virus viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nhiễm virus viêm gan B nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây viêm gan B là do virus viêm gan HBV-DNA truyền nhiễm gây bệnh, là loại bệnh lây nhiễm. Người mắc viêm gan B nếu không được hỗ trợ và điều trị kịp thời có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Hiện tại chỉ có phương pháp duy nhất là xét nghiệm máu để xác định xem mình có bị bệnh hay không. Viêm gan B có thể lây qua con đường máu, tình dục và mẹ sang con, và sử dụng các vật dùng thiếu vệ sinh như dao cạo, bàn chải…

Suy gan 

Suy gan gồm 2 dạng là suy gan cấp tính và suy gan mãn tính

Triệu chứng thường gặp của suy gan gồm: Khô, rát hoặc ngứa mắt, móng tay trở nên mỏng và dễ gãy, tóc khô, yếu, mỏng và rơi ra dễ dàng, da khô, cứng khớp, mất ngủ, giấc ngủ không sâu (thức dậy suốt đêm), thiếu năng lượng và thất thường kinh nguyệt ở phụ nữ

Ung thư gan 

Tỷ lệ người mắc ung thư gan thường cao hơn và rơi vào những người bị viêm gan B mãn tính, xơ gan, di truyền hay bị tiểu đường, béo phì… Người bị bệnh ung thư gan thường không có biểu hiện gì trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Thậm chí đến giai đoạn cuối người bệnh mới có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Bệnh lý nguy hiểm về gan không phải ai cũng biết

Triệu chứng thường gặp của ung thư gan: Vàng da, vàng mắt là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật (bilirubin) trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Vàng da, vàng mắt thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu (như nước vối). Bên cạnh đó, khoảng 30-50% các trường hợp gầy sút cân tại thời điểm chẩn đoán. Đau bụng vùng gan: giai đoạn sớm thì thường đau mơ hồ, không rõ rang, khi đau bụng nhiều thì thường do các biến chứng của tắc mật.

Điều đáng nói là người dân vẫn còn chủ quan khi gặp các triệu chứng như đau sườn bụng, mệt mỏi, giảm cân, chán ăn… vì chỉ nghĩ đó là các bệnh bình thường và không đi khám, xét nghiệm dẫn đến không có biện pháp đối phó kịp thời để ngăn chặn diễn biến tình trạng của bệnh.

Xơ gan 

Xơ gan là bệnh mà các mô tế bào khỏe được thay bằng mô sẹo làm giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng của gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm sử dụng các chất kích thích đặc biệt là rượu bia, do gan nhiễm mỡ và do virus viêm gan gây ra.

Xơ gan ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì, về sau tùy thuộc vào từng mức độ mà có thể xuất hiện các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục…, nặng hơn có những biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ hoặc giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa…

Gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ thường do ăn uống không hợp lý, béo phì, tâm lý căng thẳng, sự thay đổi lối sống quá nhanh, gặp nhiều khó khăn. Tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan và gây ra những hội chứng như gan bị suy yếu, gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ chủ yếu ở những người bị béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao, người nghiện rượu…. Những người bị hội chứng gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau cứng cổ và vai, nhức đầu thường xuyên, đau nửa đầu, đau ở vùng bụng, dễ chóng mặt, thiếu năng lượng, mất ngủ, trầm cảm, căng thẳng, rất dễ xúc động, dễ khó chịu, dễ cáu bẩn, cholesterol cao, gan nhiễm mỡ, hội chứng ruột kích thích, vấn đề tuyến giáp, viêm niêm mạc tử cung…

Bệnh gan nhiễm mỡ không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm gan, xơ gan và những biến chứng nguy hiểm. Có đến 20% tỷ lệ người mắc bị bệnh gan nhiễm mỡ sẽ chuyển sang biến chứng xơ gan.

Không phải lúc nào những bệnh lý về gan cũng xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng vì không chỉ có chức năng lọc máu mà còn sản sinh ra hormon để dự trữ năng lượng. Chính vì vậy, để hạn chế tiến triển của bệnh suy gan, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị một cách tốt nhất.

2.2 Những triệu chứng bệnh gan thường gặp

Dựa vào phân tích của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, chúng tôi đã tổng kết lại được một số triệu chứng của bệnh gan rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày như:

Rối loạn giấc ngủ 

Có nhiều lý do khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, trong đó không loại trừ trường hợp mất ngủ là dấu hiệu bệnh gan được cảnh báo sớm.

Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn 

Gan là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật và dự trữ trong túi mật. Trong quá trình tiêu hóa, mật sẽ được tiết vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Phần thức ăn sau khi tiêu hóa xong sẽ được gan chuyển hóa một lần nữa trước khi đi nuôi dưỡng cơ thể.

Khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa sẽ không được đảm bảo từ đó dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, một số người còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, đầy bụng khó tiêu còn có thể đến từ thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều món chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, uống nước có gas… Buồn nôn, ói mửa có thể do bệnh của dạ dày.

Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi 

Mệt mỏi uể oải có thể là một trong các triệu chứng bệnh về gan. Hầu hết người bệnh không tự phân biệt được tình trạng mệt mỏi thông thường với triệu chứng mệt mỏi do gan suy yếu. Để đối phó với chứng mệt mỏi do bệnh gan gây ra, người bệnh nên giảm các áp lực công việc, lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn và sống tích cực.

Nước tiểu sẫm màu 

Người bị viêm gan do virus, xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia… nước tiểu thường có màu vàng sẫm, trường hợp nặng có thể có màu nâu đen.

Vàng da 

Vàng da là dấu hiệu bệnh gan được nhiều người biết. Tuy nhiên dấu hiệu này thường không xuất hiện ngay từ đầu mà đến khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn nặng mới trở nên rõ rệt.

Những triệu chứng cho thấy bạn đang bị bệnh gan

Triệu chứng vàng da thường xuất hiện ở các bệnh lý gan như: viêm gan do virus, xơ gan, khi vàng da kèm theo vàng kết mạc (lòng trắng mắt) người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ ung thư gan.

Ngứa da 

Gan làm nhiệm vụ đào thải độc tố, khi chức năng gan suy yếu, khả năng đào thải kém kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý lâu ngày dẫn đến tích tụ độc tố gây ngứa da. Do đó ngứa da có thể xem là một trong những triệu chứng bệnh gan.

Ngứa da do bệnh gan có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau, nhưng sẽ ngứa dữ dội ở gang bàn tay và bàn chân. Khi thời tiết nóng, ngứa da do bệnh gan có thể kèm theo nổi mề đay, sần, hoặc lan đỏ trên diện rộng. Vào ban đêm tình trạng ngứa có thể dữ dội hơn ban ngày. Thường các dấu hiệu ngứa do bệnh lý gan sẽ không giảm dù có dùng các thuốc kháng dị ứng.

Đau bụng 

Đau bụng, đặc biệt là đau hạ sườn phải thường được biết đến là triệu chứng các bệnh về gan. Chức năng gan trở nên kém đi khiến khả năng tiết mật cũng bị hạn chế, mật quá ít, khả năng tiêu hóa giảm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ. Khi bệnh gan diễn tiến nặng hơn, tình trạng xơ hóa nghiêm trọng hoặc có khối u hình thành ở gan cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhiều.

Chức năng gan suy yếu việc hỗ trợ tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, nếu người bệnh ăn các thức ăn cứng, nhai không kỹ, nhiều dầu mỡ sẽ khiến gan hoạt động vất vả hơn, gây ra các cơn đau âm ỉ.

Mất phương hướng, đãng trí 

Khi gan trở nên hoạt động kém và không thể loại bỏ hết các độc tố trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trước khi đổ vào máu, các độc tố (đặc biệt là amoniac) có thể tấn công vào hệ thống thần kinh, dẫn đến các thay đổi về hành vi và trạng thái tinh thần. Tình trạng này được gọi là não gan (hôn mê gan).

Các biểu hiện của suy gan dẫn đến bệnh não gan bao gồm: Dễ xúc động, có vấn đề về ngôn ngữ, tâm trạng thất thường, giảm khả năng tập trung và tư duy, lơ mơ, trí nhớ kém, mất trí, mất nhận thức về phương hướng, ngất lịm, hôn mê sâu…Các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn theo từng cấp độ của bệnh.

Chỉ số men gan cao 

Men gan hay enzym gan sẽ cho biết mức độ tổn thương gan cũng như dự báo các bệnh về gan. Bất thường của chỉ số men gan thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu, người bệnh cũng có thể chủ động làm xét nghiệm men gan nếu bản thân thường xuyên có tiếp xúc với hóa chất, rượu bia, lạm dụng thuốc.

Cơ thể phù nề, bụng lớn 

Sưng phù, trướng bụng là những dấu hiệu bệnh gan ở giai đoạn cuối, cụ thể là xơ gan mất bù và ung thư gan. Lúc này gan đã không còn đủ khả năng lọc thải độc tố, sẹo gan quá mức kiểm soát, gan bị xơ hóa. Bụng người bệnh to do dịch nước ứ đọng, chân phù nề ấn vào để lại lõm sâu, xuất hiện vết bầm da do vỡ mạch máu, sức khỏe suy kiệt, dễ đi vào hôn mê…

3/ Biến chứng bệnh gan nguy hiểm như thế nào?

3.1 Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan cao

Thông thường các dấu hiệu về bệnh gan rất khó nhận biết, tuy nhiên một số người có nguy cơ mắc bệnh gan rất cao được liệt kê theo các chuyên gia đó là:

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan cao

3.2 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gan

Rất nhiều người không quan tâm tới bệnh gan vì cho rằng dễ dàng điều trị chỉ nhờ thay đổi chế độ dinh dưỡng hay thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu để có lâu cơ thể có thể phải chịu những biến chứng của bệnh gan như:

4/ Cách điều trị bệnh gan phổ biến nhất hiện nay

4.1 Chẩn đoán bệnh gan gồm những bước nào?

Để có được phương pháp điều trị bệnh gan chuẩn xác đối với những bệnh nhân đang nghi ngờ tình trạng sức khỏe của mình đang dần suy yếu, bắt buộc bạn phải thực hiện các bước kiểm tra sau:

Protein toàn phần – Albumin – Tỉ lệ A/G 

Protein trong huyết thanh chủ yếu gồm có Albumin và Globulin, tỷ lệ giữa các thành phần này chính là tỉ lệ A/G.

Giá trị protein toàn phần thấp (chứng giảm protein huyết) hầu hết là do sự suy giảm của Albumin, thường thấy ở những người bị suy dinh dưỡng, tổn thương gây suy tim, mang thai, có u ác tính, mắc hội chứng thận hư. Giá trị này cao phần lớn là do sự gia tăng của Globulin, thường thấy ở người mắc bệnh mất nước, bệnh collagen mạch máu, u tủy,…

Bilirubin toàn phần – Bilirubin trực tiếp 

Bilirubin là sắc tố hình thành từ sự phân giải của huyết sắc tố (Hemoglobin) khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Tùy vào thời điểm trước hay sau khi được phân giải ở gan mà chúng được chia thành 2 loại là gián tiếp và trực tiếp. Loại trực tiếp sẽ gia tăng khi có tổn thương gan như viêm gan hay xơ gan, hay khi có tổn thương ống mật như sỏi mật; loại gián tiếp sẽ gia tăng khi mắc chứng vàng da tán huyết. Tùy vào thể chất mà cũng có người co giá trị cao (vàng da sinh lý).

AST (GOT) 

Đây là một enzyme được tìm thấy ở tim, gan, cơ vân.

Trong trường hợp gan bị tổn thương hay nhồi máu cơ tim, nó được giải phóng từ các cơ quan nội tạng vào trong máu và thể hiện giá trị cao. Cũng có trường hợp chỉ số này gia tăng sau khi vận động.

ALT (GPT) 

Đây là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan, thể hiện giá trị cao khi mắc bệnh lý gan hoặc bệnh ống mật.

GGT (Gama- glutamyl – transferase) 

Là một enzyme sẽ tăng cao khi cố bất thường ở gan, ổng mạt.

Nhiều trường hợp, chỉ số này tăng cao do uống rượu nên đây là chỉ tiêu xác định tổn thương gan do cồn. Nếu mắc bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa có liên quan đến kháng insulin, khi sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc hướng tâm thần, thuốc ngủ thì chỉ số này cũng tăng cao.

ALP (alkaline phosphatase) 

Là enzyme được tìm thấy ở gan, mật, xương, ruột non, nhau thai.

Chỉ số này tăng lên khi mắc các bệnh lý gan, mật, đặc biệt là khi có co thắt hay tắc nghẽn ống mật. Chỉ số này cũng cao ở trẻ em đang trong thời kỳ phát triển xương, phụ nữ sau khi mang thai, thời kỳ phục hồi sau gãy xương, người mắc bệnh cường giáp, ung thư xương di căn. Chỉ số thấp khi mắc bệnh viêm thận mãn tính, thiếu hụt vitamin c, suy giáp. Vì enzyme này được tìm thấy ở nhiều cơ quan nội tạng nên khó để đánh giá có liên quan đến bệnh lý cụ thể.

LDH (Lactate Dehydrogenase) 

Là enzyme hoạt động khi chuyển hóa Glucose thành năng lượng, phân bố rộng khắp các cơ quan trong toàn bộ cơ thể, như trong gan, tim, thận, phổi, não, cơ, hồng cầu,…

Chỉ số này tăng lên khi mắc các bệnh máu trắng, u ác tính như u lympho ác tính, và tăng lên ngay cả sau khi vận động. Vì thế, đây là xét nghiệm khó đánh giá được sự liên quan tới bệnh lý cụ thể.

4.2 Điều trị bệnh gan có khó không?

Việc tìm ra nguyên nhân và mức độ tổn thương gan có ý nghĩa quan trọng trong hướng dẫn điều trị. Thông thường, bác sĩ chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng như: xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, sinh thiết gan… Tùy thuộc từng trường hợp và diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh gan phù hợp. Cụ thể:

Đối với viêm gan do nhiễm độc

Đối với viêm gan do nhiễm độc (do lạm dụng rượu bia, thuốc, sử dụng thực phẩm bẩn) và viêm gan tự miễn (hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công gan). Để cải thiện viêm gan do nhiễm độc, người bệnh cần tránh xa các độc chất gây tổn hại cho lá gan đồng thời với việc dùng các chất bảo vệ gan. Với viêm gan tự miễn, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi để được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. 

Với bệnh gan nhiễm mỡ

Với bệnh gan nhiễm mỡ (do rượu bia hoặc không do rượu bia): Hiện vẫn chưa có thuốc trị bệnh gan này. Chỉ có thể kiểm soát bằng cách cải thiện các yếu tố nguy cơ như ngưng rượu bia, giảm cân, điều trị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…Tình trạng này có thể phục hồi tốt. 

Với bệnh viêm gan

Tỷ lệ mắc nhiều nhất là các bệnh viêm gan do virus A, B, C, D, E, G… Hiện đã có vắc xin phòng viêm gan A, B, mỗi người nên chủ động chủng ngừa theo đúng lịch trình. Nếu phát hiện dương tính với virus viêm gan, tùy vào từng loại virus và mức hoạt động của chúng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị bệnh gan phù hợp. Bệnh nhân cần được trị và theo dõi lâu dài. 

Bệnh xơ gan

Xơ gan ở giai đoạn 1 và 2 có thể phục hồi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Với xơ gan giai đoạn 3, gan không thể phục hồi, cách duy nhất để kéo dài sự sống là ghép gan. Riêng với xơ gan giai đoạn 4, không có phương pháp nào có thể điều trị được, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao. 

Ung thư gan

Chỉ có thể chữa được nếu khối u nhỏ và khu trú bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoặc cấy ghép gan. Tuy nhiên, đa phần khi phát hiện khối u đã triển lớn, xâm lấn tĩnh mạch chính của gan hoặc xâm lấn các tổ chức lân cận. Khi đó, không thể tiến hành phẫu thuật khối u, rất hiếm bệnh nhân sống được hơn 2 năm kể từ khi phát hiện ung thư. 

5/ Cách phòng ngừa bệnh gan

Bệnh về gan đa phần nguy hiểm và có diễn tiến phức tạp, bệnh có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh một khi mắc phải. Vì vậy, phòng chống bệnh gan là thông điệp luôn được các chuyên gia đặt lên hàng đầu trước khi đề cập đến các vấn đề hỗ trợ điều trị bệnh lý.

Chỉ có viêm gan do virus mới lây truyền từ người sang người và chúng ta có thể phòng ngừa lây nhiễm bệnh bằng cách tiêm chủng vaccine. Hiện nay, đã có vaccine phòng bệnh viêm gan A và viêm gan B. Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm 1 mũi vaccine ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh. Đối với người lớn trước khi tiêm sẽ xét nghiệm kiểm tra kháng thể và đã nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Việc quyết định tiêm sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ.

Ngoài tiêm phòng vaccine, chúng ta nên thực hiện thăm khám tổng quát ít nhất 1 năm/lần. Xây dựng một lối sống lành mạnh: Ăn chín, uống sôi, lựa chọn những thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Tập thể dục, thể thao giúp duy trì một cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về gan. Ngoài ra, cũng cần quan hệ tình dục an toàn và uống bia rượu chừng mực, không quá 1,5 lon bia (khoảng 330ml/ngày) và không quá 5 ngày/tuần.

6/ Người bệnh gan nên kiêng gì ăn gì?

Người bệnh gan nên ăn gì?

Nếu có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan, ngoài thay đổi thói quen sinh hoạt bạn cũng cần tham khảo một số thực phẩm cho người bị bệnh gan dưới đây để cải thiện gan đúng hướng:

Người bệnh gan nên ăn gì?

Người bệnh gan nên kiêng ăn gì

Một số thực phẩm sau đây, bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì, cần hạn chế để đảm bảo sức khỏe cho gan:

5/ Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan

Hoạt tính kích thích enzym giải độc của sulforaphane

Ngoài những điều cần lưu ý như bệnh gan nên ăn gì kiêng gì hay các triệu chứng thường gặp thì bạn cũng nên tìm kiếm và bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ để bệnh gan nhanh chóng được cải thiện hơn.

Năm 1994, hai năm sau khi phát hiện ra hoạt tính kích thích enzym giải độc của sulforaphane, Tiến sĩ Talalay đã thành lập Viện Brassica Chemoprotection tại Đại học John Hopkins và bắt đầu nghiên cứu toàn diện về việc ngăn ngừa ung thư của các loại rau thuộc họ Brassicaceae (= Brassica). Được mời có Tiến sĩ Jed Fahee, một chuyên gia sinh lý học thực vật, người kế nhiệm Tiến sĩ Talalay và lãnh đạo nhóm nghiên cứu Sulforaphane vào năm 2016.

Sulforaphane là thực phẩm chức năng bổ sung

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã làm rõ cách hoạt động của sulforaphane trong cơ thể để tạo ra các enzym giải độc. Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Masayuki Yamamoto, giáo sư tại Trường Y khoa Sau đại học, Đại học Tohoku vào năm 2016.

Sulforaphane là thực phẩm chức năng bổ sung hợp chất Sulforaphane chiết xuất từ mầm bông cải xanh, được cung cấp bởi Tập đoàn Kagome, đây là đơn vị nghiên cứu và phân phối những sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe con người với hơn 120 năm kinh nghiệm.

Một số chức năng của sulforaphane:   

Cơ chế thải độc của Sulforaphane 

Đối với cơ chế thải độc của Sulforaphane thì khác, đây là hợp chất có tác dụng thải độc, phòng chống ung thư bằng cách nhẹ nhàng “ kích hoạt” công tắc (Nrf2-ARE ) giúp cơ thể tự động sản sinh nhiều loại men thải độc mà không ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang nghiên cứu cơ chế này, và rõ ràng là hệ thống Nrf2-ARE là một “công tắc” để sản xuất nhiều loại men khác nhau ngoài men giải độc. Ví dụ, trong những năm gần
đây, các men ngăn chặn stress oxy hóa và viêm nhiễm và thúc đẩy chuyển hóa lipid đã thu hút sự chú ý như một cơ chế quan trọng không chỉ để ngăn chặn chất sinh ung thư mà còn để duy trì cân bằng nội môi của cơ thể chúng ta.

Trên đây là một số thông tin về bệnh gan, dấu hiệu cũng như cách điều trị mà Sulforaphane – lab tổng hợp được, hy vọng những kiến thức này có thể mang đến cho bạn nhiều điều bổ ích, giúp bạn bảo vệ lá gan cũng như sức khỏe của mình và gia đình.

Exit mobile version