Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào ở từng loại, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường cũng như phương pháp phòng ngừa bệnh là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào thì bạn cần chú ý khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành,… cần chủ động đi kiểm tra vì đây có thể là những dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Điểu này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể.
Có ba dạng bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type I và tiểu đường type II và tiểu đường thai kỳ. Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type II. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào?
Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type I
Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào ở người bị bệnh type I? Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện sau:
Mệt mỏi thường xuyên, cơ thể suy nhược, cảm giác đói, giảm thị lực
Trong giai đoạn mắc bệnh đái tháo đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể bạn. Nhưng do thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, do mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược và luôn có cảm giác đói.
Người bệnh tiểu đường sẽ có thị lực suy giảm đáng kể, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ. Bạn cần phải đi khám mắt và kiểm tra đường huyết để xác định bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mạch máu võng mạc.
Đi tiểu tiện thường xuyên và lượng nước tiểu tăng cao
Một người bình thường thường tiểu tiện từ 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần.
Bình thường cơ thể chúng ta tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu lên cao làm cho thận có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước, dẫn đến việc phải đi tiểu tiện nhiều lần.
Tần suất đi tiểu tiện tăng cao cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, chất lượng nước tiểu bình thường, tiểu không gắt buốt… đó cũng là dấu hiệu sớm nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường.
Khát và cảm giác muốn uống nước liên tục
Nếu bạn cảm thấy khát nước hơn bình thường bạn cần chú ý đến sức khỏe của mình hơn vì đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt với tình trạng khát nước do cơ thể thiếu nước gây ra.
Sụt cân dù chế độ ăn bình thường
Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao, không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột ở người bị tiểu đường. Người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mà lại gầy sút cân nhanh.
Viêm nướu, xuất hiện nhiều vết thâm nám, vết thương lâu lành
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất làm cho bệnh nhân tiểu đường bị các vấn đề liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm họng, nấm… thường xuyên.
Các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, đồng nghĩa với sức khỏe làn da của người mắc tiểu đường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu, vết nám ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
Người bệnh đái tháo đường có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử cơ quan bộ phận, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử nhiễm trùng gây ra các biến chứng từ những vết thương này.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type II
Ở tiểu đường type II, bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì cụ thể như tiểu đường type I. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra tình trạng bệnh của mình khi đi khám bác sĩ định kỳ hoặc vô tình do thăm khám bệnh khác mà phải xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền.
Nhiễm trùng nấm men
Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type II đều có thể mắc phải triệu chứng này. Nấm men ăn glucose và phát triển mạnh mẽ ra xung quanh. Nhiễm trùng nấm men có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.
Vết loét hoặc vết cắt chậm lành
Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến khiến các vết thương của cơ thể khó lành. Người bệnh có thể bị tổn thương thần kinh từ đó dẫn đến việc tê ở chân.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Bệnh tiểu đường thai kỳ chủ yếu được phát hiện khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung lại dù mắc loại tiểu đường nào thì hầu hết ở người mắc bệnh luôn có lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tùy thuộc vào các loại đái tháo đường mắc phải mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp kiểm soát đường huyết khác nhau cho bệnh nhân, như dùng insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường dạng uống. Ngoài ra, quan trọng không kém đó chính là người mắc bệnh tiểu đường phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên vận động thể dục thể thao.
Nên nhớ, chế độ ăn uống lành mạnh có một vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường duy trì ở mức luôn bảo vệ được bệnh nhân.
Tổng kết
Sulforaphane khuyến nghị các loại rau xanh và trái cây luôn chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Đồng thời chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Như chúng ta đã biết, rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như chưa rất nhiều hợp chất sulforaphane – có chức năng chính trong cơ thể là bảo vệ chống lại sự hình thành của ung thư, độc tố và sự oxy hóa quá mức.
Các loại rau củ như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh,.. là những loại rau lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường cũng như bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào sẽ cải thiện được. Các thực phẩm này chứa cacbonhydrat và có lượng calo thấp.