Site icon Sulforaphane

Chứng suy giảm trí nhớ người trẻ và cách khắc phục

Suy giảm trí nhớ người trẻ hiện nay do nhiều nguyên nhân gây ra cũng như xã hội ngày càng hiện đại áp lực cuộc sống ngày càng tăng cao, đặc biệt là những di chứng sau hậu Covid-19 gây ra. 

Thực tế có những phương pháp nào khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ người trẻ, người bị chứng hay quên nên ăn những loại thực phẩm gì để tình trạng bệnh diễn tiến tốt hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Suy giảm trí nhớ người trẻ có nguy hiểm không

Suy giảm trí nhớ người trẻ có nguy hiểm không 

Hội chứng suy giảm trí nhớ là do sự suy giảm chức năng của não bộ chứ không phải do quá trình lão hóa theo tuổi tác thông thường. 

Trên thực tế tình trạng quên quên nhớ nhớ ở nhóm người trẻ tuổi không nguy hiểm nhưng gây ra sự giảm sút hiệu quả học tập, công việc và nếu để tình trạng này kéo dài mà không điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra việc hay quên ở người trẻ tuổi là do căng thẳng, lo âu, làm việc quá sức do khối lượng công việc hoặc áp chuyện học hành thi cử. Ngoài ra trong chế độ ăn bị thiếu hụt dinh dưỡng như thiếu sắt, vitamin B1 cũng có ảnh hưởng đến sự ghi nhớ của não bộ. 

Người thường xuyên bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu, không ổn định, người bị tổn thương thần kinh do chấn thương sọ não, viêm não – màng não, đột quỵ thiếu máu não… cũng khiến trí nhớ giảm dần theo thời gian. 

Người nghiện rượu bia hay đang điều trị bệnh lý khác cần dùng thuốc, thì dưới tác dụng của thuốc cung có thể gây tác hại đến các chức năng hoạt động của não. 

Cách khắc phục suy giảm trí nhớ người trẻ

Cách khắc phục suy giảm trí nhớ ở người trẻ cũng như mọi người tốt nhất là người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp: điều trị các bệnh lý liên quan, điều trị các vấn đề tâm lý, thay đổi dinh dưỡng hằng ngày. Ngoài ra, cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn. 

Thay đổi lối sống, giải tỏa áp lực

Cần hình thành cho mình thói quen sắp xếp ngăn nắp trong công việc và học tập, không ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc để tránh quá tải. Nhưng dù áp lực cuộc sống như thế nào, thì bạn vẫn phải cố gắng loại bỏ các áp lực này đi giữ tinh thần lạc quan nhất có thể. 

Nơi tự thưởng cho bản thân mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn chẳng hạn như đi du lịch hay chỉ là ngủ đủ giấc để não bộ không làm việc quá sức. 

Hoạt động rèn luyện tư duy và thể lực điều độ

Hoạt động rèn luyện tư duy và thể lực điều độ

Để phòng ngừa bệnh đãng trí đến sớm cần có những hoạt động rèn luyện khả năng tư duy não bộ và ghi nhớ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người có những hoạt động rèn luyện trí não thường xuyên sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ít phải tư duy. 

Những hoạt động, trò chơi giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, xếp hình, đọc sách hay nghe nhạc tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng… cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não bộ.

Vận động thể chất cũng giúp tinh thần thư thái quá trình máu lưu thông đến não bộ tốt hơn từ đó tăng cường trí nhớ. Dành ra 30 phút/ngày cho các hoạt động thể chất như thiền, đi bộ, bơi lội, đạp xe… là một biện pháp hiệu quả thậm chí đối với người bình thường. 

Tham khảo bài viết: Nguyên nhân gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ mất tập trung

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng

Mỗi ngày não bộ cần bổ sung đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất nhất định để hoạt động và phát triển. Thiếu vitamin B1 từ chế độ ăn uống có thể bị rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. 

Cần bổ sung đủ lượng thiamine (vitamin B1) trong một ngày tối đa là 1,2 mg cho người lớn, cụ thể ở nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg. Phụ nữ sau sinh cần được bổ sung đủ lượng sắt theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Người ra bạn nên bổ sung các chống gốc tự do (nguyên nhân hàng đầu khiến các tế bào thần kinh tổn thương và nhanh thoái hóa) thiên nhiên có tác dụng ngăn chặn những đợt tấn công của độc chất này lên các tế bào thần kinh phục hồi các chức năng của não, từ đó giúp cải thiện suy giảm trí nhớ người trẻ.

Các thực phẩm cải thiện trí nhớ – suy giảm trí nhớ người trẻ

Các thực phẩm cải thiện trí nhớ – suy giảm trí nhớ người trẻ

Các loại cá béo 

Các loại cá béo như cá mòi, cá hồi,… chứa nguồn axit béo omega-3 phong phú. Chúng ta cần biết khoảng 60% bộ não của bạn được làm từ chất béo và một nửa số chất béo đó là loại omega-3, vì vậy bộ não cần omega-3 để xây dựng các tế bào não và thần kinh cần thiết cho trí nhớ. 

Omega 3 làm chậm sự suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi tác, cải thiện khả năng ghi nhớ và giúp tránh khỏi bệnh Alzheimer, nếu thiếu omega-3 một người sẽ có nguy cơ trầm cảm rất cao. 

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô chứa hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ não khỏi những tổn thương do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, trong hạt bí ngô chứa một lượng magie, sắt, kẽm và đồng dồi dào giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer, Alzheimer và chứng trầm cảm. 

Trứng

Trứng là thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 và B12, B9 và choline tốt cho sức khỏe não bộ. Vitamin B giúp làm chậm sự diễn tiến suy giảm tinh thần ở người cao tuổi.

Choline là một vi chất dinh dưỡng quan trọng cơ thể bạn sử dụng để tạo ra acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tinh thần và trí nhớ. 

Một người trưởng thành ở nữ 425 mg và nam 550 mg choline mỗi ngày, trong khi đó lòng đỏ trứng chứa lượng choline dồi dào với 112 mg. 

Bông cải xanh

Vitamin K cung cấp hơn 100% lượng vitamin K khuyến nghị hàng ngày trong 91gr, khi loại vitamin tan trong chất béo này rất cần thiết cho việc hình thành sphingolipids – loại chất béo có trong tế bào não. 

Ngoài vitamin K, bông cải xanh có chứa một số hợp chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ não chống lại các tổn thương, tiêu biểu là hợp chất sulforaphane.

Sulforaphane có trong bông cải xanh cũng giúp cải thiện quá trình lão hóa thông qua tăng cường biểu hiện các gen chống oxy hóa, từ đó làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ người trẻ, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ chức năng mô não và thần kinh hiệu quả. 

Exit mobile version