Site icon Sulforaphane

Cơ chế đào thải chất độc của cơ thể diễn ra như thế nào?

Cơ chế đào thải chất độc của cơ thể diễn ra như thế nào? Nếu chúng ta muốn duy trì một sức khỏe tốt, thì bản thân cần phải tìm hiểu về cơ chế thải độc tố của cơ thể. Trong cơ thể gồm có 6 bộ phận có chức năng thải độc, đó là gan, thận, da, hệ tiêu hóa, phổi và hệ bạch huyết.

Cơ chế đào thải chất độc của cơ thể diễn ra giúp loại bỏ độc tố có hại

Để có thể khỏe mạnh, cơ thể cần phải nạp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết và cũng cần phải thải ra những chất độc hại và không lành mạnh. Vậy, cơ chế thải độc của các bộ phận trong cơ thể diễn ra như thế nào?

1.Cơ chế thải độc của da

Chúng ta đã được nghe đến cụm từ “đổ mồ hôi”. Chính xác hơn  mồ hôi là con đường giúp da thải các chất độc hại ra khỏi  chính cơ thể của mình. Trong tất cả các bộ phận thải độc thì da là bộ phận chiếm diện tích lớn nhất và cũng là bộ phận quan trọng nhất giúp cơ thể thải độc, phòng ngừa bệnh tật, phòng ngừa ung thư

Chúng ta có thể giải thích cơ chế thải độc của da theo trình tự như sau:

+ Khi con người chúng ta tập thể dục, vận động, tắm hơi, tắm muối Epsome (muối vô cơ magnesium sulphate), tuyến mồ hôi sẽ được kích thích và sẽ tiết ra các “giọt” lấm tấm trên da, thông qua đây da cũng bài tiết chất độc ra ngoài.

Để tăng cường khả năng giải độc của da tối ưu nhất chúng ta nên: tập thể dục để kích thích cơ thể chảy mồ hôi nhiều hơn. Điều này giúp cơ thể loại trừ khoảng từ 5% đến 10% lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, tắm hơi, tắm nước có pha thêm muối magiê sunphat cũng là những cách hữu ích để kích thích sự hoạt động của tuyến mồ hôi trở nên mạnh mẽ. 

Tuy nhiên, những người bị bệnh cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về thận và tim thì không nên áp dụng các phương pháp này . Để tránh tình trạng làm bít kín các lỗ chân lông, chúng ta cần làm sạch các chất độc đã được bài tiết qua bề mặt của da bằng cách tắm nước ấm, tẩy tế bào chết và không sử dụng xà phòng.

2.Cơ chế đào thải độc của phổi

Phổi của chúng ta chính là cơ quan quan trọng của cơ thể, bởi vậy cần phải quan tâm chú ý nhiều hơn tới sự thải độc của phổi. Bản thân chúng ta nên nhớ rằng cơ thể chỉ có thể thải độc được CO2 và các chất độc dạng khí khác ra ngoài qua một con đường duy nhất là hệ hô hấp (qua phổi). Nếu độc tố không được thải qua phổi một cách triệt để thì sẽ dẫn tới các bệnh về đường hô hấp.

Chúng ta có thể tăng cường khả năng thải độc của phổi bằng những cách như: tránh tiếp xúc với các loại khói, khí độc, dung dịch hóa học; tập thể dục thường xuyên và tập hít thở sâu mỗi ngày.

3. Cơ chế thải độc của gan

Gan là một bộ phận quan trọng giúp cơ thể thải độc. Chức năng chính của gan là bài tiết enzyme, dịch mật để giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, khử các chất độc hại từ thận ruột đổ về và đào thải chúng ra ngoài cơ thể.

Nếu muốn cơ thể mạnh khỏe thì gan phải cần phải khỏe mạnh. Chúng ta có thể tìm hiểu, liên hệ với những người mắc các bệnh về gan, cơ thể của họ lúc nào cũng  cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, thậm chí còn bị xuất huyết vì các chất độc cứ tích tụ trong cơ thể lâu mà không đào thải ra ngoài được.

Chúng ta cần phải giữ cho lá gan khỏe mạnh và không bị nhiễm các chất độc, hãy ăn và bổ sung nhiều củ cải đường, cà chua, súp lơ, hành và bắp cải để cải thiện và tăng cường chức năng của gan. Một vài loại thảo dược tốt như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế, trà xanh… có thể giúp gan hoạt động tốt, cơ chế đào thải chất độc của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. 

Thải độc giúp cơ quan trong cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn

4. Cơ chế thải độc của thận

Thận là một cơ quan bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể qua con đường tiểu tiện, một phần quan trọng trong quá trình bài tiết. Bên cạnh đó, thận còn đóng vai trò lọc máu cho toàn bộ cơ thể (mỗi phút, thận lọc được khoảng 1 lít máu), điều này vô cùng quan trọng và lý giải vì sao những người bị suy thận phải chạy thận nhân tạo. 

Mặc dù chúng ta có 2 hai quả thận nhưng chỉ cần thiếu đi 1 quả hoặc 1 bên thận bị yếu,  thì chức năng thải độc của cơ thể sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng. Muốn thận khỏe chúng ta cần phải uống đủ nước mỗi ngày 2 lít hoặc hơn  để tăng cường khả năng thanh lọc chất độc. Ngoài ra ăn nhiều thực phẩm như củ cải đường và dâu tây cũng là cách giúp thận khỏe mạnh hơn.

5. Cơ chế thải độc của hệ tiêu hóa

Quá trình thải độc của hệ tiêu hóa không phải qua gan, da hay phổi, mà các độc tố đó có thể được “tống” hết ra ngoài khỏi cơ thể. Nếu các chất độc chưa được xử lý hết, chúng sẽ được chuyển về ruột. Ruột sẽ hấp thu các chất điện giải, nước dư thừa từ quá trình tiêu hóa thức ăn cho ruột non và thải ra chất thải đặc, rắn (phân).

Để có thể giải độc tốt hơn, chúng ta nên uống nhiều nước. Nước sẽ giúp hòa tan các chất độc hại, “tẩy rửa” ruột giúp chất thải đi xuống phần ruột già một cách dễ dàng. Không những thế, nước còn có tác dụng kích thích sự hoạt động của các cơ ở khu vực này.

6. Hệ bạch huyết dưới da

Hệ bạch huyết nằm ngay dưới da, đây là một hệ thống phòng vệ quan trọng trong cơ thể của con người, bao gồm bạch huyết (chất dịch trong suốt bao quanh các mô), mạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạt mấu bạch huyết, hạch bạch huyết, hạch họng, lá lách, và tuyến ức. Khác với da, hệ bạch huyết không tự thải các độc được mà phải vận chuyển các chất độc tới gan và thận, bài tiết các chất độc tại các cơ quan này.

Để tăng cường khả năng thải độc cho hệ bạch huyết, chúng ta nên tập nhảy cao, chạy bộ. Sử dụng các loại bàn chải để chà xát nhẹ nhàng ở những vùng da khô cũng giúp tăng cường sự dịch chuyển của lượng bạch huyết và cách tẩy sạch chất độc.

Các cơ quan trong cơ thể đều có cơ chế thải độc tuy nhiên nếu chúng ta nạp quá nhiều “chất độc” vào người, các cơ quan dù có làm việc hết công suất cũng không thể làm “sạch” cơ thể được. Vì vậy, hãy thực hiện một chế độ ăn uống hợp lí và tập luyện khoa học để có một sức khỏe tốt. Hy vọng bài viết trên của Sulforaphane đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cơ chế đào thải chất độc của cơ thể

Exit mobile version