Site icon Sulforaphane

Định nghĩa bệnh táo bón và một số phương pháp điều trị

Bệnh táo bón được định nghĩa là số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, do hai nhóm nguyên nhân chính là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát. 

Chìa khóa để điều trị hiệu quả cho người bị bệnh táo bón là điều chỉnh lại thực đơn và chế độ ăn uống hằng ngày sao cho hợp lý và khoa học.

Bệnh táo bón được định nghĩa là số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần

Bệnh táo bón là gì?

Tiêu chí Rome định nghĩa chi tiết hơn về người mắc chứng táo bón phải có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây: Đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần, khó khăn trong việc đi đại tiện, phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, luôn có cảm giác đi tiêu không hết, phải dùng tay hỗ trợ trong lúc đại tiện.

Các nguyên nhân dẫn đến táo bón

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón nhưng nó được chia thành hai nhóm chính: Táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.

Nhóm nguyên nhân táo bón nguyên phát

Được chia thành ba loại sau: Táo bón vận động ruột bình thường, táo bón vận động ruột chậm và rối loạn chức năng sàn chậu.

Nhóm nguyên nhân táo bón thứ phát

Do chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày không hợp lý

Uống không đủ nước, ăn quá ít chất xơ (làm phân cứng); Uống nhiều chất cafein như cà phê, trà hoặc rượu – đây là những chất có tác dụng lợi tiểu, làm người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước tương đối, gây ra sự tăng hấp thụ nước từ ruột và điều này làm phân cứng hơn và gây ra táo bón); Ăn thực phẩm giàu chất béo động vật, đường tinh luyện.

Người bệnh nhịn đi tiêu vì nhiều nguyên nhân. Nếu điều này cứ kéo dài trong một thời gian nhất định, người bệnh có thể mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón; Một người ít vận động thể dục cũng có thể gây ra táo bón do thành ruột không được co bóp.

Nguyên nhân cấu trúc và toàn thân

Người bệnh bị nứt hậu môn, trĩ huyết khối, khối u gây tắc nghẽn ống tiêu hóa, to trực tràng vô căn cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ngoài ra người bị bệnh tăng calci máu, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp, mang thai cũng có thể mắc bệnh táo bón.

Phụ nữ có thai cũng dễ mắc bệnh táo bón

Do một số nguyên nhân như áp lực cơ học của tử cung đè lên ruột, thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm chậm vận động ruột, thay đổi chế độ ăn, vết nứt hậu môn, trĩ, uống thuốc sắt trong khi mang thai.

Phụ nữ có thai cũng dễ mắc bệnh táo bón

Nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ em

Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón. Trẻ ham chơi, nhịn đi tiêu làm phân to, cứng hơn làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn.

Trẻ em thường ít chịu ăn chất xơ nên có xu hướng dễ táo bón. Tuy nhiên, ở đa số trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón. Trẻ mắc các bệnh lý như Hirschsprung, suy giáp, xơ nang, một số bệnh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị cũng là nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ em

Cách chăm sóc và điều trị táo bón

Thay đổi chế độ sinh hoạt và vận động

Tăng cường tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày. Hình thành thói quen đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, để thành ruột quen với việc này. Nếu bệnh tình trở nặng, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhuận tràng trong thời gian ngắn hạn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: bệnh táo bón nên ăn gì?

Bổ sung đủ nước

Nước là thành phần không thể thiếu để trị chứng táo bón. Nước hỗ trợ nhu động ruột giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Do vậy, việc bạn uống không đủ nước có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chứng táo bón. Uống lượng nước hợp lý mỗi ngày: Tùy vào thể trạng cơ thể, người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước/ngày.

Uống nước chanh ấm pha muối: Mỗi sáng khi thức dậy bạn nên uống một cốc nước chanh ấm pha chút muối, nước chanh hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời muối sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.

Hạn chế chất béo và mỡ động vật

Người bệnh nên giảm việc sử dụng thực phẩm gây táo bón như thực phẩm giàu chất béo động vật, mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hoà) và có khả năng tái tạo cholesterol. Mỡ động vật một khi đã đưa vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ khiến gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, lâu dài dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm cũng như táo bón. 

Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hằng ngày

Quả bơ và các loại quả mọng nước

Quả bơ là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, tốt cho người bị táo bón. Còn các loại quả mọng nước như dâu tây, mâm xôi, việt quất đều có một lượng chất xơ dồi dào, chất chống oxy hóa và ít calo. 

Chuối và táo

Chuối và táo là loại trái cây luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tanin và chất xơ.

Phụ nữ mang thai không muốn tăng cân quá nhiều, vì thế bổ sung chuối và táo vào thực đơn hàng ngày là vô cùng lý tưởng. Táo và chuối làm mẹ bầu không tăng cân quá nhanh nhưng nó lại giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Loại trái cây này cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là căn bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.

Súp lơ – bông cải xanh

Súp lơ xanh là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, cứ mỗi 91g súp lơ lại chứa tới 2.3g chất xơ, cấp khoảng 5 – 10% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Súp lơ xanh nói riêng và những thực phẩm giàu chất xơ nói chung thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, điều này cần thiết cho sự thải trừ chất độc hàng ngày qua mật và phân. Nguồn chất xơ từ thực vật giúp phân vào khuôn, mềm xốp hơn, tạo điều kiện để nhu động đại tràng dễ dàng đẩy phân ra ngoài, giảm tình trạng bệnh táo bón.

Ngoài ra trong súp lơ có chứa sulforaphane được kích hoạt khi glucoraphanin tiếp xúc với myrosinase, một họ enzym đóng vai trò trong phản ứng phòng vệ của thực vật. Đây là thành phần chống sưng, viêm có thể ngăn ngừa sự tổn thương đến mạch máu. Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 48 người lớn gần đây cho thấy, ăn 20 gam mầm bông cải xanh giàu sulforaphane đã cải thiện các triệu chứng táo bón khá đáng kể.

Exit mobile version