Site icon Sulforaphane

Hiện nay chứng bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?

Bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không, trong những năm gần đây, chứng bệnh tự kỷ đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội và không còn hiếm gặp nữa.  

Để hiểu về bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không, mọi người cần hiểu rõ về căn bệnh này, cũng như các phương pháp điều trị và giúp người bệnh hòa nhập với cộng đồng và xã hội. 

Nhận biết dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ em

Nhận biết dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ em 

Tự kỷ được coi là một rối loạn phát triển xuất hiện từ rất sớm và có thể ảnh hưởng kéo dài đến cả cuộc đời của trẻ.

Tự kỷ hay còn được gọi là chứng rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp của sự phát triển não bộ, có sự bất thường về sinh hóa thần kinh liên quan đến Dopamine, Catecholamine và Serotonin.

Chứng bệnh có liên quan đến sự rối loạn bao trùm tự kỷ (ASD) và sự rối loạn phát triển rộng khắp (PDD), nó có mối quan hệ gần gũi với PDD-NOS.

Trẻ bị tự kỷ thường gặp khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực: kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và có hành vi bất thường. 

Theo thống kê, trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%, tỷ lệ bé trai mắc chứng tự kỷ nhiều hơn bé gái 4-6 lần. 

Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ

Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:

– Tác nhân di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ bị tự kỷ. hững nghiên cứu đầu tiên của cặp đôi ước tính tính di truyền trên 90% các trường hợp, di truyền học giải thích trên 90% có hay không đứa trẻ phát triển tự kỷ. 

– Khi mang thai người mẹ nhiễm virus hay mắc phải một số căn bệnh như cảm cúm sởi hay bị nhiễm độc thai nghén cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ não của trẻ, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tự kỷ cao. 

– Không ít những trường hợp trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy lại thiếu sự quan tâm của cha mẹ khiến bé cảm thấy cô độc. Tình trạng này kéo dài không được cải thiện cũng là nguyên nhân lớn khiến trẻ bị tự kỷ. 

Hiện tại người ta sẽ kết hợp việc dùng thuốc và liệu pháp tâm lý, giáo dục hành vi để điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em

Trẻ tự kỷ có chữa được không?

Chứng bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không? Hiện tại người ta sẽ kết hợp việc dùng thuốc và liệu pháp tâm lý, giáo dục hành vi để điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em.

Điều trị tự kỷ bằng thuốc

Thuốc chống trầm cảm ba vòng là thuốc điều trị trầm cảm và hành vi rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Loại thuốc này có hiệu quả hơn nhóm thuốc SSRI, nhưng gây ra tác dụng phụ mạnh hơn bao gồm táo bón, khô miệng, mờ mắt và buồn ngủ.

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) dùng để điều trị chứng trầm cảm khi cơ thể cảm thấy u buồn, lo lắng và có hành vi ám ảnh nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Các thuốc điều trị loạn thần điển hình ra đời từ những năm 1950, bao gồm: Benperidol, Chlorpromazine, Flupentixol, Fluphenazine, Haloperidol, Levomepromazine, Pericyazine, Perphenazine, Pimozide, Promazine, Sulpiride, Trifluoperazine, Zuclopenthixol…

Nhóm thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ, thuốc melatonin có khả năng làm giảm các triệu chứng này.

Nhóm thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)  bao gồm methylphenidate hoặc amphetamine thường được dùng để điều trị chứng ADHD. 

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đa khoa Nhi Massachusetts và ĐH Johns Hopkins của Mỹ, họ đã phát hiện ra hợp chất sulforaphane có trong các loại rau họ cải như rau chân vịt, súp lơ xanh, bắp cải… là cách chữa bệnh tự kỷ

Phương pháp y sinh và tâm lý giáo dục

Vật lý trị liệu sẽ can thiệp vào một số cơ quan không được hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ, giúp loại bỏ những hành vi định hình đặc trưng của trẻ tự kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp với hoàn cảnh, hoạt động xã hội của bản thân trẻ tự kỷ.

Hoạt động trị liệu bằng vận động nhằm nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý trước khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt.

Phương pháp oxy cao áp (hyperbaric oxygen – HBO) do các nước phát triển như Mỹ, Anh, Brazil đang sử dụng biện pháp oxy cao áp để chữa bệnh tự kỷ cho trẻ em. Phương pháp neurofeedback cho phép điều khiển có ý thức hoạt động của sóng điện não.

Trò chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻ làm tốt phương pháp này thì có thể hòa nhập tốt với cộng đồng như trẻ bình thường.

Trị liệu phân tâm là phương pháp chủ yếu chơi và nói chuyện để giúp trẻ và gia đình giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ. 

Âm ngữ trị liệu là một trong những phương pháp quan trọng để điều trị tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ cải thiện giao tiếp và các vấn đề với xã hội. 

Điều trị tự kỷ bằng thuốc – chữa những triệu chứng bệnh

Người tự kỷ có nên lập gia đình không? 

Thực tế việc người tự kỷ lập gia đình là hoàn toàn bình thường, nhiều trẻ em và người trưởng thành có thể đối phó tốt với các đặc tính, đặc điểm của chứng tự kỷ và có thể bộc lộ một cách bình thường.

Số khác vẫn có thể kiếm được việc làm bình thường, hiểu và duy trì các mối quan hệ, chịu trách nhiệm cá nhân, lập gia đình và chăm sóc con cái. 

Người trưởng thành và trẻ tự kỷ sống được bao lâu, theo các nhà khoa học người tự kỷ có tuổi thọ bị giảm 16 năm xuống còn 54 tuổi. 

Nguy cơ tử vong sớm của bệnh nhân tự kỷ kèm khuyết tật học tập tăng 40 lần do các vấn đề thần kinh đi kèm, cuộc sống của họ kéo dài hơn 39 năm, ít hơn 30 năm so với người bình thường. Ở người bệnh tự kỷ dễ chết vì tự tử với tỷ lệ cao hơn 9 lần những ai không mắc hội chứng này. 

Như vậy Sulforaphane đã cung cấp các thông tin về tự kỷ, cũng như bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa gia đình và cơ sở y tế với những phương pháp trị liệu và thuốc. 

Người tự kỷ không chỉ cần tình cảm, sự chăm sóc của cha mẹ mà còn cần được đến thăm khám ở địa chỉ điều trị phù hợp, uy tín để điều trị bệnh hiệu quả. 

Tham khảo bài viết: Chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em và vai trò của gia đình

Exit mobile version