Site icon Sulforaphane

Khái niệm sulforaphane broccoli sprouts là gì?

Sulforaphane broccoli sprouts trong tiếng Việt là gì và được định nghĩa như thế nào hiện nay? Ngoài ra broccoli sprouts là gì, sulforaphane là gì? 

Tại sao lại nói sulforaphane broccoli sprouts là một hoạt chất đột phá trong các chiết suất gốc thực vật? Lợi ích của chiết xuất tự nhiên này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thắc mắc trên qua bài viết sau đây. 

Lịch sử phát triển của mầm bông cải xanh

Lịch sử phát triển của mầm bông cải xanh

Mầm bông cải xanh hay rau mầm bông cải xanh (broccoli sprouts) có thể không có lượng vitamin K và C cao như trong bông cải xanh trưởng thành, tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều glucosinolate hơn và mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Vào năm 1992, một nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Johns Hopkins phân lập được một hóa chất thực vật có khả năng phòng chống ung thư trong bông cải xanh gọi là glucoraphanin – tiền thân của hợp chất sulforaphane glucosinolate (SGS). Khi ăn bông cải xanh sẽ tạo ra glucoraphanin và myrosinase, một enzyme được tìm thấy trong một phần khác của tế bào thực vật, hai chất này kết hợp với nhau sản xuất ra sulforaphane.

Ở các nghiên cứu vào năm 1992, tiến sĩ Talalay và các cộng sự của mình khẳng định mầm bông cải xanh ba ngày tuổi chứa nhiều hoạt chất sulforaphane nhất. Lượng sulforaphane ở thời điểm này cao hơn 10-100 lần so với sulforaphane trong bông cải xanh trưởng thành.

Chất dinh dưỡng có trong mầm bông cải xanh

Theo các chuyên gia, 85 gam mầm bông cải xanh có chứa 35 calo, 4 gam chất xơ, 2 gam đạm, 0.5 gam chất béo, 60% giá trị vitamin C hàng ngày và một số loại vitamin, khoáng chất đa dạng khác. Với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy. Lợi ích của mầm bông cải xanh đối với sức khỏe là không thể chối cãi. Đây chính là thực phẩm nên được đưa vào thực đơn của gia đình bạn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. 

Công dụng của mầm bông cải xanh đối với sức khỏe 

Chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày

Sulforaphane broccoli sprouts – hoạt chất sulforaphane bông cải xanh ở phần mầm được coi là hoạt chất quý đã được tiến sĩ Talalay – Giảng viên trường đại học Y Johns Hopkins Hoa Kỳ tìm ra. 

Mầm bông cải xanh chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày

Qua nhiều công trình nghiên cứu hoạt chất này đã được chúng minh là có khả năng kháng viêm, ức chế sự sản sinh ra các yếu tố gây viêm như IL – 6, IL – 8… Bổ sung mầm súp lơ xanh thường xuyên không những cung cấp các chất xơ và vitamin cần thiết mà còn hỗ trợ bạn có một sức đề kháng khỏe mạnh chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài. 

Rau mầm súp lơ xanh có thể tiêu diệt chủng vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), là một trong số những chủng vi khuẩn hiếm hoi có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường niêm mạc dạ dày của cơ thể. Mầm bông cải xanh có khả năng tác động trực tiếp được vào vi khuẩn, ức chế sự tiết ra một loại enzym bảo vệ của vi khuẩn, từ đó phá vỡ lớp lá chắn bao bọc nó và phá hủy môi trường sống của vi khuẩn. 

Một nghiên cứu kéo dài 16 tuần ở 50 người bị HP cho thấy ăn khoảng 70 gam rau mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi mỗi ngày làm giảm nhiễm khuẩn HP và viêm dạ dày. Vì vậy, bông cải xanh là giải pháp hữu hiệu đối với những ai đang gặp các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là vi khuẩn HP. 

Chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại các loại bệnh

Hoạt chất Nrf2 trong mầm bông cải xanh có khả năng Nrf2 ảnh hưởng đến hơn 200 gen liên quan đến việc bảo vệ tế bào và tăng sản xuất nhiều protein phòng thủ khác nhau của tế bào. Khi Nrf2 được kích hoạt, số lượng lớn các enzym tế bào bảo vệ và giải độc được điều chỉnh có khả năng tiêu diệt các gốc tự do cao hơn hàng triệu lần so với vitamin và các chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực phẩm khác.

Hỗ trợ sức khỏe não bộ và tim mạch

Sulforaphane trong mầm bông cải xanh cũng có thể bảo vệ chống lại một số bệnh về não, bao gồm đột quỵ não, bệnh Alzheimer và Parkinson. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy sulforaphane có thể bảo vệ các tế bào não và cải thiện các chứng suy giảm tâm thần như mất trí nhớ, cải thiện một số triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ.

Rau mầm bông cải xanh rất giàu coenzyme Q10, một hợp chất có tác dụng giảm huyết áp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Mầm bông cải xanh có thể ngăn ngừa ung thư

Lợi ích sulforaphane trong phòng chống ung thư

Rau mầm cải xanh có chứa sulforaphane có thể giúp giảm viêm, giảm sự xâm nhập và lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể hiệu quả.

Hệ thống phòng thủ bảo vệ của chính tế bào ức chế hiệu quả các con đường sản sinh viêm nhiễm và có thể chuyển hóa oestrogen, các hormon khác và độc tố môi trường một cách an toàn để ngăn chặn sự hình thành các sản phẩm bổ sung DNA gây đột biến gây ra ung thư. Về bản chất, sulforaphane có khả năng ngăn chặn các enzym kích hoạt chất gây ung thư.

Tham khảo bài viết: Bông cải xanh phòng ngừa ung thư

Một số chú ý khi chế biến mầm bông cải xanh

Sulforaphane broccoli sprouts – hợp chất Sulforaphane trong mầm bông cải xanh có đặc tính rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tổng kết

Công dụng sulforaphane đến nay đã được rất nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu và công nhận. Với sự tiến bộ vượt bậc của nền y học ngày nay, sulforaphane đã được áp dụng vào rất nhiều loại thực phẩm chức năng và thuốc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.. Hãy thêm nhiều bông cải xanh, mầm bông cải xanh vào khẩu phần ăn và chế biến đúng cách để cơ thể có khả năng chống chọi bệnh tật và tăng cường sức khỏe ngay hôm nay.

Exit mobile version