Site icon Sulforaphane

Một số phương pháp chữa bệnh suy giảm trí nhớ cho mọi người

Chữa bệnh suy giảm trí nhớ là điều rất cần thiết vì hiện tượng này đôi khi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả để chữa bệnh suy giảm trí nhớ cho mọi người, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tế bào thần kinh bị thoái hóa và gốc tự do tăng sinh dẫn đến suy giảm trí nhớ

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ

Tế bào thần kinh bị thoái hóa và gốc tự do tăng sinh

Sau 25 tuổi có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mỗi ngày mà không có sự sinh sản thêm do quá trình học tập và lao động làm việc. Suy giảm trí nhớ ở độ tuổi 85 lên đến 50%, nhưng do cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực cũng như di chứng sau đại dịch Covid-19 thì hiện nay ngày càng nhiều người trẻ xuất hiện dấu hiệu bệnh. 

Quá trình chuyển hóa của cơ thể sản sinh ra các mảnh phân tử không ổn định gọi là gốc tự do. Do các yếu tố môi trường, làm việc căng thẳng, stress hoặc các thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, chất kích thích là những yếu tố gây tăng sinh gốc tự do trong cơ thể.

Suy giảm trí nhớ ở học sinh vì căng thẳng do học tập hay công việc trong một thời gian dài khiến các gốc tự do tăng sinh mạnh mẽ, phá hủy bộ não một cách nhanh chóng gây hiện tượng giảm trí nhớ. 

Các gốc tự do này sẽ phá huỷ tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là não bộ và gây ra các bệnh liên quan đến não bộ nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, Alzheimer, đột quỵ…

Ngoài ra người có giấc ngủ rối loạn cũng có  ảnh hưởng đến não bộ một cách nghiêm trọng. Khi ngủ các sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, chuyển thông tin đó đến vỏ não và lưu giữ lại. Vì vậy khi thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc thường xuyên khiến cho quá trình này bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Thiếu hụt một số dưỡng chất đóng vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Không bổ sung đủ sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và trí nhớ sa sút. Người thiếu vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, khiến bạn mất trí nhớ ngắn hạn hoặc có thể là dài hạn. Do đó, bạn cần có đủ kiến thức để nắm được bệnh tình của mình, từ đó tìm cách cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả. 

Thiếu hụt một số dưỡng chất có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Người mắc một số bệnh lý có thể gây ra suy giảm trí nhớ

Nhiều người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, gan thận, thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu lên não,… cũng khiến cho lượng máu cần để nuôi dưỡng bộ nào bị thiếu hụt. Điều này làm gia tăng sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ não. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị các loại bệnh này trong thời gian dài cũng có thể khiến trí nhớ bị giảm sút đi rõ.

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ

Dấu hiệu của người mắc phải chứng suy giảm trí nhớ là quên những việc diễn ra hằng ngày của chính bản thân mình như quên địa chỉ, tên tuổi, quên ví tiền, quên bài mới học… cho đến những ký ức quan trọng khác. 

Ngoài ra, người bệnh sẽ quên những gì vừa nói hoặc những câu nói mình định nói, nhắc đi nhắc lại một sự việc nhiều lần, trí nhớ sẽ bỏ quên những việc đã lên kế hoạch cần làm.

Hành vi cũng như cảm xúc của họ cũng dễ bị tác động, tâm trạng thường xuyên cáu gắt, khó chịu hay tỏ ra bực mình với mọi thứ diễn ra ở xung quanh mình. 

Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ

Kết hợp điều trị nhiều bệnh lý liên quan với thuốc

Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ do một bệnh lý cụ thể nào đó gây ra thì người bệnh cần điều trị khỏi các bệnh lý này trước, một khi sức khỏe thể chất được nâng cao thì sức khỏe tâm thần cũng sẽ được cải thiện. 

Khoa học hiện nay đã rất phát triển nhưng vẫn chưa có loại thuốc nào được chứng minh là có tác dụng tăng cường trí nhớ ở một người bình thường. Chỉ những bệnh nhân mắc phải chứng suy giảm trí nhớ mới được chỉ định để sử dụng một số loại thuốc nhằm cải thiện triệu chứng bệnh. 

Điều trị suy giảm trí nhớ không dùng thuốc nghĩa là bạn nên điều các vấn đề tâm lý, thay đổi lối sống, luyện tập thể dục thể thao, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng diễn tiến của bệnh ngày càng nặng hơn. 

Vận động thể lực điều độ có thể giúp hệ tuần hoàn, hô hấp, máu và oxy lưu thông đến não tốt hơn

Chữa bệnh suy giảm trí nhớ: Phương pháp khắc phục 

Các hoạt động rèn luyện tư duy bằng cách thực hiện những hoạt động, trò chơi giúp động não như: chơi cờ, giải ô chữ, xếp hình, đọc sách, tính nhẩm… sẽ giúp tình trạng suy giảm trí nhớ không đến sớm. Các hoạt động cộng đồng, nghe nhạc cũng giúp nâng cao trí nhớ và duy trì sự năng động cho não bộ.

Vận động thể lực điều độ có thể giúp hệ tuần hoàn, hô hấp, máu và oxy lưu thông đến não tốt hơn. 30 phút tập luyện mỗi ngày với các hình thức yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe sẽ giúp sức khỏe nâng cao và khả năng ghi nhớ, tiếp thu cũng tốt hơn.

Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng, stress từ công việc và học tập, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để não bộ không làm việc quá sức, tự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch cũng là biện pháp cải thiện não bộ. 

Chữa bệnh suy giảm trí nhớ bằng cách ăn uống khoa học

Bổ sung đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất cần thiết để não bộ hoạt động và phát triển như: Vitamin B12, vitamin E, axit folic và omega-3, phospholipid và lecithin.

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều tinh bột xấu và đường tinh luyện; các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga… Đây chính là một trong những cách phòng ngừa suy giảm trí nhớ sớm được các chuyên gia khuyến khích.

Gốc tự do tăng sinh quá mức tấn công não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ, vì vậy để cải thiện trí nhớ, chúng ta có thể chủ động bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng chống gốc tự do như Blueberry và Ginkgo Biloba.

Nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chứng minh hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh và tăng cường hoạt động não, chữa bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Ngoài ra hoạt chất sulforaphane có trong các loại rau họ cải đặc biệt là bông cải xanh cũng giúp cải thiện quá trình lão hóa thông qua tăng cường biểu hiện các gen chống oxy hóa, từ đó làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở người trẻ, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ chức năng mô não và thần kinh.

Exit mobile version