Site icon Sulforaphane

Nguyên nhân và phương pháp chữa chứng suy giảm trí nhớ ở học sinh

Suy giảm trí nhớ ở học sinh hiện nay ngày càng có xu hướng gia tăng mặc dù trước đây khi nói đến căn bệnh này người ta thường chỉ nghĩ đến bệnh gặp ở người già. 

Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, chứng suy giảm trí nhớ ở học sinh không phải là trường hợp hiếm và rất đáng báo động. Hãy cũng chúng tôi tìm hiều nguyên nhân cũng như phương pháp có thể điều trị hội chứng này.

Hội chứng hay quên ở học sinh là gì?

Hội chứng hay quên ở học sinh là gì?

Hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ được coi là hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là suy giảm chức năng nhận thức.

Nhiều thống kê gần đây cho thấy một tình trạng đáng báo động bởi tỷ lệ người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém lên đến 85%, trong số đó có đến 20-30% ở độ tuổi dưới 30, phần còn lại tập trung ở lứa tuổi trung niên. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các yếu tố lối sống như căng thẳng, phải làm nhiều việc hoặc học tập quá căng thẳng dưới áp lực của xã hội sẽ góp phần đáng kể gây khởi phát sớm tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. 

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở học sinh

Nếu không có biện pháp phòng ngừa và cải thiện đúng cách, khoảng 50% số người mắc phải bệnh suy giảm trí nhớ sẽ trở nên sa sút trầm trọng về mặt trí tuệ chỉ 3 năm sau đó. Hội chứng suy giảm trí nhớ này nếu kéo dài mà không được điều trị sẽ diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ khi về già, đặc biệt trong số đó là căn bệnh Alzheimer gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ở lứa tuổi học sinh, khi mắc phải chứng này thường sẽ khó có thể ghi nhớ một bài học mới, một sự kiện hay một thông tin nào đó được giáo viên truyền đạt. Học sinh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải các câu đố hoặc phép tính liên quan đến con số.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở học sinh

Gặp quá nhiều áp lực từ việc học tập 

Trong xã hội hiện này, việc học tập đã tạo nên một áp lực vô hình rất lớn cho các em học sinh. Với cường độ học tập cao các em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, stress, nặng hơn là sự suy thoái não bộ. Thần kinh bị ức chế khiến các em khó tập trung cho việc nhận thức, tiếp thu bài học ở trên lớp, từ đó tốc độ phản ứng với sự vật, tốc độ suy nghĩ và tư duy về mọi việc bị ảnh hưởng. 

Gặp quá nhiều áp lực từ việc học tập làm tăng chứng suy giảm trí nhớ ở học sinh

Khi bị bệnh các em dễ bị phân tán tư tưởng, không thể tập trung được, lơ đãng việc học tập do trí nhớ sa sút. Khi phải học tập cùng lúc một khối lượng bài tập đồ sộ khiến não bộ làm việc quá tải. Đây cũng là một trong số nguyên nhân góp phần dẫn đến suy giảm trí nhớ ở học sinh.

Các gốc tự do tăng sinh trong quá trình chuyển hóa

Các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa các hoạt động hàng ngày thường tác động lên các mô chứa nhiều lipid trong đó có não bộ – nơi chiếm đến 60% lipid của cơ thể.

Ở người trẻ các hoạt động chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ nên sinh ra nhiều gốc tự do ảnh hưởng đến thần kinh. Ngoài ra, do các yếu tố môi trường, làm việc căng thẳng, stress hoặc các thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, chất kích thích là những yếu tố gây tăng sinh gốc tự do trong cơ thể.

Giấc ngủ của các em học sinh bị rối loạn

Hormone thay đổi ở lứa tuổi dậy thì cũng khiến rất nhiều em học sinh rơi vào tình trạng giấc ngủ không ổn định. Giấc ngủ là khoảng thời gian cho cơ thể phục hồi và thải độc tố. Lúc này, các sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, chuyển thông tin đó đến vỏ não và lưu giữ lại. 

Thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc thường xuyên khiến cho quá trình này bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn khiến các em mệt mỏi, căng thẳng, đầu óc không tỉnh táo và khó tiếp thu bài học gây ra suy giảm trí nhớ ở trẻ em.

Chế độ dinh dưỡng ở học sinh không cân bằng

Các em học sinh thường sẽ có một chế độ ăn uống không khoa học do ở lứa tuổi vui chơi bạn bè, từ đó bị thiếu hụt một số dưỡng chất đóng vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền dẫn đến việc trí nhớ bị sa sút. 

Một thực đơn khoa học có thể tăng cường chức năng nào và phòng chống ung thư là các em nên hạn chế ăn nhiều mỡ động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ; chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga chứa nhiều đường tinh luyện. 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp các em học sinh cải thiện trí nhớ

Bổ sung những thực phẩm lành mạnh giàu axit béo omega-3 có trong thịt cá; thực phẩm giàu vitamin nhóm B (nấm, sữa, ngũ cốc..) vì vitamin B1 đóng vai trò như các chất dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt, thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, khiến các em học sinh mất trí nhớ ngắn hạn hoặc có thể là dài hạn. 

Nên bổ sung đầy đủ sắt và thực phẩm giàu choline có trong các loại trứng gia cầm để không dẫn đến tình trạng thiếu máu làm các em mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và trí nhớ sa sút. 

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cho não bộ và cơ thể khỏe mạnh hơn như các loại rau màu xanh đậm, dưa leo, cà rốt, rau bina, củ dền.

Tham khảo bài viết: Hợp chất sulforaphane từ bông cải xanh

Tổng kết tình trạng suy giảm trí nhớ ở học sinh

Nẵm rõ các nguyên nhân và thực trạng chung về chứng suy giảm trí nhớ ở học sinh hiện nay để cha mẹ có những biện pháp để cải thiện tình trạng cho con mình. Trẻ nên có những hoạt  động rèn luyện trí não và hoạt động thể chất mỗi ngày để tăng cường rèn luyện cho bộ não cũng như sức khỏe của bản thân.

Các trò chơi trí tuệ 15 – 30 phút mỗi ngày thay vì lãng phí quá nhiều thời gian cho tivi hoặc điện thoại sẽ giúp trẻ cải thiện được trí nhớ của mình. Tập luyện thể dục, thể thao với bất kỳ bộ môn nào như đi bộ, chạy, thiền, yoga cũng là một cách tốt, giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, hô hấp, tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não bộ.

Theo lời khuyên từ Sulforaphane, cha mẹ nên tránh gây áp lực quá căng thằng lên việc học tập của trẻ vì đây là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy giảm trí nhớ cho trẻ.

Exit mobile version