Site icon Sulforaphane

Phương pháp chữa suy giảm trí nhớ hiệu quả

Chữa suy giảm trí nhớ sao cho hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh giúp họ sống vui vẻ hơn là điều mà ai cũng quan tâm tìm hiểu.

Dưới đây chúng tôi sẽ nêu các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh, từ đó đưa ra một số phương pháp chữa suy giảm trí nhớ, cùng tìm hiểu nhé!

Căng thẳng, stress, trầm cảm kéo dài lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng não bộ

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ

Não bộ của người trưởng thành chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, sau 25 tuổi thì mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh chết đi mà không thể phục hồi ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và phản xạ. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

Các gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công và phá hủy cấu trúc tế bào trong cơ thể nhất là bộ não gây ra ra các căn bệnh mạch máu não và thoái hóa thần kinh như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson.

Ngủ là khoảng thời gian sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin trong bộ não. Khi một người ngủ bị rối loạn giấc ngủ thì quá trình này sẽ bị gián đoạn dẫn đến tình trạng hay quên, mất trí nhớ ngắn hạn.

Căng thẳng, stress, trầm cảm kéo dài lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng não bộ, từ từ gây ra chứng suy giảm trí nhớ. 

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu khoa học làm tăng sinh các gốc tự do gây hại cho cơ thể, khiến bộ não bị ăn mòn giảm khả năng ghi nhớ. Người lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sẽ gây ra rối loạn các chức năng não, rối loạn cảm xúc. 

Sử dụng các loại thuốc điều trị một số bệnh lý trong thời gian dài như thuốc chống trầm cảm, huyết áp cao, rối loạn tuyến giáp… cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. 

Biến chứng của suy giảm trí nhớ

Ngoài việc quên trước quên sau, khả năng ghi nhớ và tiếp thu giảm, không thể tập trung xử lý công việc kém thì suy giảm trí nhớ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây ra hệ lụy nguy hiểm đến cho sức khỏe, cụ thể:

Sa sút trí tuệ: Theo thống kê có khoảng 50% người suy giảm trí nhớ phát triển thành sa sút trí tuệ sau 3 năm với biểu hiện: rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ, mất khả năng nhận biết… sau đó là mất dần khả năng tư duy cuối cùng dẫn đến tử vong. 

Alzheimer – bệnh lý nhận thức thần kinh, chiếm tới 60 – 80% nguyên nhân sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Người mắc Alzheimer sẽ tử vong sau 8-10 năm. Cho đến nay vẫn chưa tìm phương pháp điều trị bệnh hoàn toàn, chỉ có thể làm chậm tiến trình của bệnh. 

Suy giảm trí nhớ kéo dài có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ như đã nói, sau đó dẫn đến những biến chứng không thể phục hồi như eo não,  tổn thương chất trắng, giãn não thất. 

Chữa suy giảm trí nhớ – Rèn luyện tư duy và thể lực

Những phương pháp chữa suy giảm trí nhớ

Cách khắc phục suy giảm trí nhớ, cải thiện khả năng ghi nhớ cần phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau để mang lại hiệu quả cao nhất có thể cho người bệnh. 

Chữa suy giảm trí nhớ – Rèn luyện tư duy và thể lực

Để hạn hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ đến sớm, thì chúng ta nên có các hoạt động rèn luyện ghi nhớ, tư duy của não bằng nhiều trò chơi trí tuệ như: cờ vua, cờ tướng, tính nhẩm, xếp hình… Tham gia các hoạt động xã hội, nghe nhạc, đọc sách cũng giúp nâng cao trí nhớ và duy trì sự năng động cho bộ não. 

Luyện tập thể dục thể thao điều độ  30 phút/ ngày như thiền, yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe… giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, máu và oxy lưu thông đến não tốt hơn.

Cố gắng loại bỏ hoặc hạn chế các nguy cơ gây ra lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống, thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để não bộ không làm việc quá sức.

Cố gắng ngủ đủ giấc từ 7- 9 tiếng một ngày với một giấc ngủ chất lượng là một trong những cách chữa suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Tham khảo bài viết: Dấu hiệu của người mắc phải chứng suy giảm trí nhớ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng

Cơ thể cần bổ sung đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất cần thiết để não bộ hoạt động và phát triển:

Hoạt chất sulforaphane có trong bông cải xanh là một hợp chất quan trọng giúp cải thiện quá trình lão hóa thông qua tăng cường biểu hiện các gen chống oxy hóa. Sulforaphane cũng có tác dụng chữa suy giảm trí nhớ thông qua việc giảm quá trình lão hóa của não bộ, cải thiện trí nhớ.

Một số loại thuốc điều trị suy giảm trí nhớ

Chữa suy giảm trí nhớ bằng Blueberry và Ginkgo Biloba

Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị suy giảm trí nhớ, chỉ có một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng và điều trị từ nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh. 

Bổ sung chất chống gốc tự do thiên nhiên, tăng sức bền cho trí nhớ như Blueberry và Ginkgo Biloba. Nhiều nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, kích thích sự tái tạo và tăng cường các hoạt động của não. 

Khi Blueberry kết hợp với Ginkgo Biloba – đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb 761 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tăng lưu lượng máu lên não từ đó cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não giúp duy trì một trí nhớ bền bỉ, minh mẫn.

Một số loại thuốc điều trị suy giảm trí nhớ

Chữa suy giảm trí nhớ bằng nhóm vitamin và thuốc chữa biểu hiện

Nhóm vitamin và một số loại thuốc cho người hay quên như thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não: Flunarizine, co-dergocrine, isoxsuprine, naftidrofuryl, nicergoline. 

Hoạt chất memantine sử dụng cho người bị Alzheimer vừa và nặng, giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương. Ngoài ra, bổ sung thuốc chứa vitamin A, D, E nhằm làm chậm quá trình phát triển của bệnh Alzheimer. 

Thuốc điều trị suy thoái thần kinh – những loại thuốc này có tác dụng làm tăng nồng độ acetylcholine – làm gia tăng dẫn truyền thần kinh (chất đóng vai trò quan trọng của quá trình học hỏi và ghi nhớ của bộ não): Tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamine.

Thuốc bổ thần kinh giúp bảo vệ não khỏi tình trạng giảm nồng độ oxy lên não, tăng cường tiêu thụ glucose ở não như: Idebenone, piracetam, pyritinol. Cần hết sức lưu ý nhóm thuốc này không dành cho những bệnh nhân mắc bệnh gan, thận. 

Các loại thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm ít tác dụng phụ như sertraline, paroxetine cũng có thể được sử dụng. 

Tổng kết chữa suy giảm trí nhớ

Tuy nhiên, các loại thuốc được Sulforaphane Lab nhắc đến trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng chữa suy giảm trí nhớ tuyệt đối. 

Cách tốt nhất khi đã xuất hiện những biểu hiện khả nghi nghi của chứng suy giảm trí nhớ, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa thần kinh để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.

Exit mobile version