Súp lơ vàng súp lơ xanh có những đặc điểm gì? Hai loại súp lơ này có thành phần giống hay khác nhau và khi ăn thì có như nhau hay không?
Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay vì ai cũng biết lợi ích của súp lơ xanh mang lại cho sức khỏe, nhưng súp lơ vàng súp lơ xanh thì sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm súp lơ vàng súp lơ xanh
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh được tìm thấy ở vùng Địa Trung Hải từ thời Đế chế La Mã. Nó có nguồn gốc từ cây cải dại nhưng theo thời gian, nó được người nông dân Mỹ lai tạo để trở thành một loại rau xanh có nhiều tác dụng được sử dụng trong khẩu phần ăn của nhiều người như ngày nay.
Súp lơ là một loại rau ăn hoa thuộc họ cải. Có hai loại phổ biến là súp lơ trắng (bông cải trắng) và súp lơ xanh (bông cải xanh). Bộ phận thường được sử dụng của cây súp lơ xanh là chùm hoa súp lơ còn non. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các bộ phận của súp lơ từ lá, cuống, thân cũng mang lại giá trị dinh dưỡng cao nếu chúng ta biết cách chế biến.
Súp lơ vàng
Súp lơ xanh có màu xanh lá cây đậm là do nó chứa phong phú trong chất diệp lục. Chất diệp lục có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để ngăn chặn và sửa chữa các tế bào hư hại, chống lại các gốc tự do và thậm chí làm giảm bớt mùi cơ thể nên rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta.
Súp lơ bị vàng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng trong một thời gian dài, từ đó làm phá hủy chất diệp lục có trong súp lơ, không dễ dàng được phân hủy lutein và carotene chiếm ưu thế làm cho súp lơ biến thành màu vàng.
Vậy súp lơ vàng súp lơ xanh là như thế nào? Thực chất là súp lơ xanh hóa vàng do chất diệp lục bị phá vỡ và nhiều chất dinh dưỡng khác cũng sẽ bị mất. Thực tế, súp lơ xanh bị vàng đi như vậy hoàn toàn có thể ăn được, nhưng giá trị dinh dưỡng và hương vị của nó đã bị giảm đi rất nhiều. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nếu súp lơ xanh đã chuyển vàng trong một thời gian dài, cảm giác cầm đã mềm tay, thì tốt nhất bạn không nên ăn chúng mà hãy vứt đi.
Súp lơ xanh giàu chất gì?
Nhiều thành phần dinh dưỡng ở súp lơ xanh đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của chúng ta. Vậy ăn súp lơ xanh có tác dụng gì? Súp lơ xanh rất giàu vitamin và khoáng chất như: Canxi, Sắt, Phốt pho, Kali, Kẽm, Thiamin, Riboflavin, Niacin, Vitamin A, B6, B12, D, E và K, Folate.
Các hợp chất thực vật tự nhiên khác trong súp lơ xanh như carotenoid cũng có lợi cho sức khỏe. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó có cả tác dụng phòng chống ung thư.
Beta-carotene và vitamin C chứa trong súp lơ xanh là những chất chống oxy hóa quan trọng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm đục thủy tinh thể, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Tránh những sai lầm khi ăn súp lơ xanh
Súp lơ có tác dụng gì thì mọi người đã biết, tuy nhiên để phát huy hết chất dinh dưỡng của nó bạn cần chú ý tránh những sai lầm sau đây:
Vứt bỏ lá và cuống của súp lơ xanh khi chế biến
Khi chế biến súp lơ xanh, nhiều người có thói quen vứt bỏ phần lá đi, đây chính là một sai lầm lớn làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thực tế, so với các bộ phận khác thì lá súp lơ xanh có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Đây là chất hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và các loại bệnh ung thư. Bên cạnh đó lá của súp lơ chứa rất nhiều vitamin A và C cần thiết cho cơ thể.
Chúng ta thường cắt bỏ phần cuống của súp lơ vì nghĩ nó không mang lại chất dinh dưỡng nào hết. Tuy nhiên đây lại là một sai lầm phổ biến. Theo các chuyên gia đã chứng minh, phần cuống của súp lơ còn mang lại nhiều chất xơ hơn cả phần bông của nó, và có vị rất ngọt khi được chế biến.
Rửa súp lơ xanh đúng cách để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn
Hiện nay súp lơ xanh thường được phun một lớp sáp lên bề mặt để thời gian bảo quản được lâu hơn, lớp sáp này thường khó thấm nước nhé. Do đó, khi rửa đơn thuần bằng nước sạch thì lớp sáp này không bị rửa trôi hay loại sạch hoàn toàn bụi bẩn hóa chất bám bên dưới được.
Súp lơ xanh có thể chứa rất nhiều sâu bọ ẩn nấp bên trong. Vì thế, bạn không nên cắt nhỏ trước khi rửa. Thay vào đó, chúng ta nên rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh hoặc ngâm súp lơ xanh trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút.
Cắt vụn súp lơ và chế biến ở nhiệt độ cao
Súp lơ gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành, nếu cắt trực tiếp trên thớt nó sẽ bị vỡ vụn các búp hoa, điều này vừa gây phí phạm không cần thiết vừa làm mất chất dinh dưỡng của súp lơ xanh khi xào nấu.
Súp lơ hoàn toàn có thể ăn sống để bảo toàn chất dinh dưỡng tuyệt đối của nó. Súp lơ xanh được nấu chín ở nhiệt độ cao và quá lâu sẽ phá hủy enzym có lợi giúp phá vỡ các hóa chất thành chất chống ung thư. Phương pháp này làm cho các vi chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như riboflavin, folate, và các vitamin B và C trôi ra ngoài nước.
Không ăn phần súp lơ bị mốc, chuyển màu
Phần bông súp lơ rất dễ bị nấm mốc làm chuyển màu, phần nấm mốc này tuyệt đối phải cắt bỏ đi vì nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Ngoài ra trên bề mặt súp lơ nếu xuất hiện những bông hoa nhỏ li ti màu vàng có nghĩa là nó đã bắt đầu phân hủy, bạn nên mạnh dạn loại bỏ ngày để không ăn phải gây hại cho bản thân.
Như vậy, Sulforaphane đã làm rõ về đặc điểm của súp lơ vàng súp lơ xanh cũng như sự khác biệt giữa chúng. Hy vọng những thông tin trên đã mang lại cho mọi người thêm nhiều kiến thức để có thể dễ dàng chọn đúng lại súp lơ tốt cho bản thân cũng như gia đình của mình.