Site icon Sulforaphane

Súp lơ có làm mất sữa hay không – Các mẹ bỉm có nên ăn súp lơ xanh?

Súp lơ có làm mất sữa hay không được các mẹ quan tâm

Súp lơ có làm mất sữa hay không? Phụ nữ sau sinh nên ăn rau củ quả gì để vừa tốt cho mẹ vừa tốt cho con chắc chắn là chủ đề mẹ bỉm nào cũng quan tâm. Hôm nay, Sulforaphane sẽ cùng giải đáp thắc mắc này đến các mẹ bỉm sữa nhé. 

Súp lơ là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Nguyên nhân dẫn đến mẹ bị mất sữa sau sinh

Việc bé bú mẹ không chỉ giúp con tiếp nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà nó còn là biện pháp giúp duy trì cũng như làm tăng tiết sữa để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể bé. Nếu sản phụ mắc một số bệnh liên quan đến tuyến vú sau sinh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất sữa đột ngột.

Ngoài những bệnh lý trên, nếu mẹ bị rối loạn nội tiết cũng có thể gây mất sữa do ảnh hưởng đến hormone Prolactin và Oxytocin, hai loại hormone điều phối hoạt động sản xuất sữa bên trong ngực mẹ.

Cách khắc phục tình trạng mất sữa ở mẹ bỉm: Có rất nhiều phương pháp sau để khắc phục tình trạng mẹ bỉm bị mất sữa sau sinh. Mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Điều này không chỉ cung cấp dưỡng chất giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh mà còn giúp nguồn sữa cho bé dồi dào và chất lượng hơn.

Vậy câu hỏi đặt ra: Súp lơ có làm mất sữa không?

Súp lơ xanh (hay còn gọi là bông cải xanh, broccoli) có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, cùng họ với bắp cải, su hào, cải xoăn và cải Brussels. 

Súp lơ có làm mất sữa không, sau sinh có được ăn súp lơ? 

Phải công nhận rằng súp lơ là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong tất cả các loại rau. Bởi vậy nên hiện nay, súp lơ được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng và đưa vào thực đơn hằng ngày của mình, ngay cả các mẹ sau sinh, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

Có khá nhiều tranh cãi quanh việc liệu súp lơ có làm mất sữa. Một số ý kiến cho rằng, dùng súp lơ có thể khiến sau sinh bị mất sữa. Thực tế, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Do đó, nó chỉ là những thông tin thiếu khoa học.

Súp lơ xanh là một loại rau rất giàu dinh dưỡng có đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong thành phần dinh dưỡng của súp lơ xanh có 90% là nước, 7% carbohydrates, 3% protein và hầu như là không có chất béo.

Ngoài ra, súp lơ xanh cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein dồi dào, đồng thời nó còn chứa sắt, kali, canxi, selen và magie cũng như các vitamin A, C, E, K và một loạt các vitamin B bao gồm cả axit folic.

Súp lơ xanh cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein dồi dào

Ý kiến chuyên gia: súp lơ có làm mất sữa không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa và nhiều chuyên gia dinh dưỡng, ăn súp lơ sau sinh không gây mất sữa mà ngược lại rất tốt để mẹ sau sinh hồi phục sức khỏe, tận dụng được nguồn dinh dưỡng và vitamin giàu có từ súp lơ, nhất là súp lơ xanh. Tuy nhiên, do súp lơ cũng chứa rất nhiều chất xơ, nên mẹ sau sinh nên dùng 2 lần mỗi tuần để tránh bị đầy bụng khó tiêu. 

Trong 100g súp lơ xanh là 88mg vitamin C. Nếu mang so sánh với 100g cam tươi thì chỉ có 40mg vitamin C mà thôi. Do vậy, hàm lượng vitamin C của súp lơ còn cao hơn cả cam. Tích cực ăn súp lơ xanh sau sinh đều là cách giúp mẹ cung cấp loại vitamin này cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẹp dáng, đẹp da và giúp các vết thương mau lành.

Súp lơ có làm mất sữa không? Mẹ bầu nên ăn súp lơ đúng cách

Hạn chế việc ăn súp lơ sống

Chúng ta vẫn thường chế biến súp lơ theo cách xào, luộc, nấu canh hoặc hấp, nhưng súp lơ hoàn toàn có thể ăn sống. Tuy nhiên đối với mẹ sau sinh, không nên ăn súp lơ sống vì việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cả người mẹ và em bé. 

Sau sinh ăn súp lơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ bị đau dạ dày nên hạn chế

Súp lơ rất giàu chất xơ, chúng có khả năng làm mềm phân, giảm thiểu tình trạng táo bón ở các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, súp lơ có làm mất sữa hay không? Câu trả lời là không, súp lơ xanh chỉ dễ gây ra đầy bụng khi ăn sống. 

Điều này không tốt cho đường ruột của mẹ bị đau dạ dày. Vì thế, những ai đang mắc vấn đề này nên nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn để không gây tổn thương cho dạ dày của mẹ. 

Súp lơ chín vừa tới sẽ giữ được màu xanh mướt mắt, vị giòn và ngọt rất đượm vị. Ngược lại súp lơ bị nấu quá kỹ sẽ chuyển màu vàng úa, nhìn thật kém ngon mắt. Hơn nữa, phần lớn dưỡng chất của súp lơ đều dễ tan trong nước, nên nếu nấu kỹ như vậy thì chúng sẽ bị tan và bay hơi hết.

Ăn súp lơ sau sinh là một cách bảo vệ thần kinh và hệ tim mạch

Sau sinh ăn súp lơ không chỉ cung cấp nhiều vitamin mà còn là một cách để bảo vệ hệ thần kinh cũng như sức khỏe tim mạch. Cụ thể, kali trong súp lơ giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và não bộ; vitamin B giúp tăng dẫn truyền thần kinh, giảm bớt hoặc ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm; còn magie và canxi sẽ đảm nhiệm vai trò điều hòa huyết áp.

Giảm viêm nhiễm cho mẹ bỉm sau sinh

Súp lơ xanh chứa các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau có thể làm giảm viêm trong các mô cơ thể của bạn sau vết mổ. Trong trường hợp người bệnh phải trị liệu, chất glucoraphanin trong súp lơ xanh cũng có thể giúp cơ thể chống lại những tổn thương từ hóa chất điều trị.

Súp lơ có làm mất sữa hay không được các mẹ quan tâm

Sau sinh ăn súp lơ giúp mẹ xinh đẹp hơn

Súp lơ giàu vitamin C, Sulforaphane làm giảm căng thẳng oxy hóa và tình trạng viêm, giúp làn da của mẹ trở nên mịn màng và mái tóc cũng mượt mà hơn. Súp lơ giàu vitamin B, chúng giúp mẹ cảm thấy vui vẻ, xinh đẹp và rạng rỡ hơn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng súp lơ xanh giàu vitamin C và chất xơ cùng với hàm lượng calo thấp có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, mẹ bỉm không những có cảm giác no lâu mà cơ thể còn được cung cấp đủ năng lượng vận động và chăm bé cả ngày.

Tổng kết

Trong súp lơ có hợp chất sulforaphane – một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tự nhiên. Hợp chất này đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm nhiễm mạnh mẽ. Sulforaphane trong mầm súp lơ xanh thúc đẩy sản xuất các enzyme bảo vệ mạch máu và giảm số lượng phân tử (ROS) gây tổn thương tế bào tới 73%, giúp các mẹ phục hồi sau sinh rất tốt.

Vì vậy, việc súp lơ có làm mất sữa cho mẹ bỉm sau sinh là hoàn toàn không chính xác, cũng như không có chứng cứ xác thực của khoa học.

Exit mobile version