Site icon Sulforaphane

Tác dụng phụ của sulforaphane mang lại cho cơ thể – sulforaphane side effects

Sulforaphane side effects là gì? Sulforaphane là một hoạt chất thực vật tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại rau họ cải như cải xoăn, bông cải xanh, cải Brussels, cải ngọt, bắp cải, cải xanh. 

Việc sử dụng quá liều hay lạm dụng sulforaphane có mang lại những tác dụng phụ không mong muốn mà trong tiếng anh còn gọi là sulforaphane side effects hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của sulforaphane mang lại cho cơ thể con người

Lợi ích của sulforaphane mang lại cho cơ thể con người

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hệ thần kinh 

Sulforaphane có trong các loại rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh có thể giúp ngăn chặn hoặc đảo ngược các tổn thương niêm mạc mạch máu. Bông cải xanh giàu vitamin K, vitamin C, nhiều chất chống oxy hóa cùng axit béo omega-3 giúp động mạch, mạch máu không bị tích tụ mảng bám. Điều này làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Tác dụng của sulforaphane trong giải độc gan, giải độc cơ thể

Hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh có khả năng vô hiệu hóa và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Hợp chất này đóng vai trò như chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. 

Những gốc tự do hình thành trong cơ thể do tác động bên ngoài môi trường như ô nhiễm, tia UV, chất phụ gia thực phẩm, chất bảo quản từ thức ăn và thậm chí thông qua các quá trình tự nhiên như tiêu hóa của cơ thể.

Sulforaphane có tác dụng giảm viêm

Theo một nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa của sulforaphane giúp làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm. Viêm nhiễm có thể là dấu hiệu của một đợt nhiễm trùng hoặc có thể xảy ra khi tình trạng tự miễn dịch mãn tính như viêm khớp và người mắc bệnh tiểu đường type I biến chứng.

Sulforaphane trong bông cải xanh giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, nghiên cứu  đối với bệnh tiểu đường thông qua 2 giai đoạn đã chỉ ra rằng hợp chất sulforaphane từ bông cải xanh là hợp chất chống oxy hóa này có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường type II. 

Tác dụng hoạt chất sulforaphane chữa ung thư

Kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng sulforaphane có thể giúp giảm mức đường huyết lúc đói. Việc này rất quan trọng vì thuốc metformin có thể gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày và cũng không được kê đơn cho những người bị các vấn đề liên quan đến thận.

Tác dụng hoạt chất sulforaphane chữa ung thư

Hoạt chất sulforaphane có trong bông cải xanh có tác dụng phòng chống ung thư vì nó có chứa hợp chất chống oxy hóa là indole-3-carbinol (hay còn gọi là I3C) đã được chứng minh là giảm nguy mắc nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.

Mặc dù không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư tuyệt đối. Tuy nhiên, thành phần sulforaphane có thể tăng cường giải độc các chất độc trong không khí và có thể giúp giảm nguy cơ đáng kể mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan, thận… 

Có hay không tác dụng phụ của hoạt chất sulforaphane –  sulforaphane side effects lên sức khỏe?

Sulforaphane side effects trong tiếng Việt định nghĩa là tác dụng phụ của sulforaphane. Trên thực tế tiêu thụ sulforaphane có trong các loại rau họ cải là an toàn và có rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số thành phần khác ngoài sulforaphane có trong các loại rau họ cải có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nên khi ăn, vì vậy mọi người cũng cần phải lưu ý tác dụng phụ của nhiều loại rau họ cải đặc biệt là khi ăn nhiều bông cải xanh mang lại cho sức khỏe.

Sulforaphane có thể tương tác với một số loại thuốc đã được thay đổi và phá vỡ bởi gan.

Các sản phẩm có thể tương tác với sulforaphane gồm các loại thuốc bị thay đổi bởi gan (các chất nền Cytochrome P450 1A2 (CYP1A2)).

Hoạt chất sulforaphane có thể làm giảm tốc độ gan phân hủy một số loại thuốc, dùng sulforaphane cùng với một số loại thuốc bị thay đổi bởi gan có thể làm tăng tác dụng phụ của những loại thuốc đó. Vì vậy người có tiểu sử mắc bệnh và đang phải uống bất kỳ loại thuốc nào được thay đổi bởi gan cần chú ý cách dùng sulforaphane, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Sulforaphane có thể tương tác với một số loại thuốc đã được thay đổi và phá vỡ bởi gan.

Ăn nhiều bông cải xanh gây ra các vấn đề về tuyến giáp

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí chuyên đề Nutrition Reviews đã chỉ ra rằng chất thiocyanate và progoitrin làm suy giảm sự hấp thụ iot từ đó khiến cơ thể giảm tiết hormon tuyến giáp làm tăng nguy cơ mắc chứng suy giáp. 

Tuyến giáp cần có iod để sản xuất hormone giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường. Nếu lượng iot cung cấp không đủ sẽ dẫn theo lượng hormone tuyến giáp giảm xuống, gây ra các bệnh lý tuyến giáp.

Nhưng thực sự nếu ăn bông cải xanh theo khẩu phần rau thông thường của một người thì trên thực tế nguy cơ suy giáp rất khó xảy ra. Ngoài ra, khi chúng ta nấu chính bông cải xanh thì nồng độ thiocyanate và progoitrin cũng đã giảm đi đáng kể. 

Ăn nhiều bông cải xanh gây ra các vấn đề về tiêu hóa, gout

Trong bông cải xanh có hàm lượng chất xơ cao nên khi bạn ăn quá nhiều trong một ngày có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa với những biểu hiện thường gặp là trướng bụng, đầy hơi và nặng hơn là đau dạ dày. Ngoài ra việc nạp lượng chất xơ quá nhiều trong cơ thể mà không uống đủ nước cũng có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh táo bón. 

Hơn nữa, bông cải xanh rất giàu vitamin K, loại khoáng chất thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy, những người có bệnh đang uống thuốc làm loãng máu có thể ăn bông cải xanh nhưng không nên ăn quá nhiều.

Ngoài ra, thành phần có trong bông cải xanh cũng chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout.

Tổng kết sulforaphane side effects

Hợp chất sulforaphane có trong các loại rau nhà họ cải thật sự hiệu quả trong việc thải độc gan, hỗ trợ điều trị tiểu đường và phòng chống ung thư hiệu quả.

Bên cạnh nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng sulforaphane có thể gây ra một số sulforaphane side effects – tác dụng phụ  nhẹ, tuy nhiên thật sự không đáng kể. Hợp chất này hoàn toàn có thể được đưa vào thực đơn hằng ngày của gia đình nếu biết cách chế biến và sử dụng bạn nhé!

Exit mobile version