Site icon Sulforaphane

Thông tin sức khỏe: Có nên ăn bông cải xanh không?

Có nên ăn bông cải xanh, câu trả lời là có bạn nhé, bông cải xanh là loại thực phẩm mang lại vô vàn lợi ích cho con người hiện nay, đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 

Đây là loại rau nhà họ cải chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, vì vậy có nên ăn bông cải xanh bạn nhé. Bên cạnh đó cũng sẽ có một số chú ý khi ăn loại rau này sau đây. 

Bông cải xanh hay còn được gọi là súp lơ xanh là loại rau họ cải

Bông cải xanh hay súp lơ xanh ăn được phần nào?

Bông cải xanh hay còn được gọi là súp lơ xanh là loại rau họ cải cùng với với bắp cải, su hào, cải xoăn và cải Brussels, tiếng anh gọi là broccoli, tên khoa học là Brassica Oleracea. 

Loại rau này có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải xa xôi, hiện nay đã rất phổ biến trong bữa cơm của người Việt Nam vì những lợi ích nó mang lại đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. 

Bông cải xanh là một loại rau rất được ưa chuộng bởi tuy nó có chỉ số calo thấp nhưng rất giàu thành phần dinh dưỡng, trong 91g bông cải xanh sống có khoảng 31 calo, 2,5 gam Protein, 6 gram Carb, 1,5 gram đường, 2,4 gram chất xơ và chỉ có 0,4 gram chất béo. 

Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp sắt, kali, canxi, selen và magie cũng như các vitamin A, C, E, K và một loạt các vitamin B bao gồm cả axit folic đều có lợi cho sức khỏe. 

Lá và cuống bông cải xanh trong chế biến món ăn

Tất cả những bộ phận của bông cải xanh từ lá, cuống, thân đều có thể ăn sống hoặc sử dụng để chế biến món ăn. Bông cải xanh kết hợp với đồ chấm như hummus, salad trộn, guacamole hoặc tzatziki sẽ cho bạn một bữa ăn nhẹ đơn giản. 

Cuống và lá của bông cải xanh chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải nhưng nhiều người lại nghĩ không ăn được và vứt đi. 

Phần cuống của bông cải xanh  có vị ngọt dễ chịu cực tốt cho người muốn giảm cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Nhưng nếu bạn bị dạ dày hoặc chứng khó tiêu thì nên sử dụng phần này vì tính hàn của nó. 

Lá của bông cải xanh chứa hàm lượng beta-carotene – một chất chống oxy hóa rất dồi dào. 

30 gram lá bông cải xanh đáp ứng 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày, và rất nhiều vitamin A. 

Tất cả những bộ phận của bông cải xanh từ lá, cuống, thân đều có thể ăn được

Chế biến món ăn từ thân của bông cải xanh 

Thân bông cải xanh ăn được không? Câu trả lời là hoàn toàn được, mà thân của loại rau này còn rất bổ dưỡng bạn nhé!

Sau khi tách hết phần bông, lá và cuống phần còn lại là thân cây. Nhiều người thường vứt bộ phận này đi vì cho rằng nó giả và cứng ăn sẽ không ngon và không còn chất dinh dưỡng.

Trên thực tế có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh thân của bông cải xanh có chứa nhiều hoạt chất sulforaphane – một chất chống oxy hóa thực vật có đặc tính có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm từ đó giúp phòng chống ung thư, sức khỏe tim mạch, điều trị chứng tự kỷ và giảm nhẹ một số triệu chứng của các căn bệnh thường gặp khác.

Hợp chất glucoraphanin – tiền thân của sulforaphane – có trong bông cải xanh có tác dụng tăng enzym tế bào bảo vệ chống lại những tổn thương từ các hóa chất trị liệu cho người phải hóa trị hoặc chữa lành vết thương.  

Có nhiều công dụng là thế nên bạn cần biết cách chế biến để thu được tối ưu nguồn dinh dưỡng có trong bông cải xanh, tránh gây lãng phí và thất thoát.

Công dụng phổ biến của bông cải xanh?

Như vậy có nên ăn bông cải xanh hay không, bạn đã có câu trả lời rồi phải không nào. Dưới đây là một số lợi ích của nó khiến bạn muốn bổ sung loại rau này vào thực đơn hằng ngày cho gia đình ngay lập tức:

Nghiên cứu trên biểu mô, tế bào và chuột cho thấy một lượng sulforaphane lớn có trong bông cải xanh có tác dụng phong tỏa các enzyme phá hoại và làm tổn thương sụn, làm chậm và thậm chí ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Sulforaphane trong bông cải xanh có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư

Sulforaphane như đã nói có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, có khả năng bình thường hóa những bất thường về methyl hóa DNA. Ngoài ra, nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS One chỉ ra ăn 4 lần bông cải xanh/ tuần sẽ phòng ngừa được ung thư tuyến tiền liệt.

Theo nghiên cứu, Sulforaphane trong bông cải xanh cũng có thể cải thiện đáng kể huyết áp và chức năng thận.

Sulforaphane khuyến khích sản xuất các enzym bảo vệ mạch máu, giảm số lượng các phân tử gây tổn thương tế bào gọi là Reactive Oxygen Species (ROS) đến 73%. 

Ăn bông cải xanh có thể giúp đảo ngược giảm nguy cơ  phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người bệnh tiểu đường. 

Bông cải xanh cũng được biết đến trong việc hỗ trợ giải độc của cơ thể nhờ vào glucoraphanin, gluconasturtiin và glucobrassicin. 

Trẻ ăn nhiều bông cải xanh có tốt không?

Trong bông cải xanh chứa 135% RDI Vitamin C có tác dụng duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé. Sulforaphane kích thích một loạt các yếu tố bảo vệ chống oxy hóa trong cơ thể của bé, làm giảm căng thẳng và làm chậm sự suy giảm hệ thống miễn dịch. 

Beta – carotene có tác dụng chống lại chứng thoái hóa điểm vàng và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

116% RDI Vitamin K trong bông cải xanh chống lại gốc tự do, hỗ trợ não bé phát triển

Nguồn chất xơ dồi dào trong bông cải xanh giúp hệ tiêu hóa làm việc hệ quả hơn, cải thiện chứng táo bón cho trẻ. 

Như vậy có nên ăn bông cải xanh cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, sulforaphane là hợp chất tuyệt vời có trong bông cải xanh dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao trong quá trình đun nấu, nên các chuyên gia khuyến cáo nên ăn sống hoặc hấp loại rau này trong thời gian dưới 4 phút để có thể giữ được những lợi ích từ nó.

Gần đây nhà khoa học của đại học Y Johns Hopkins (Hoa Kỳ) đã sử dụng công nghệ chiết lạnh siêu giới hạn chiết ra hoạt chất BrocoraphaninTM trong bông cải xanh với hàm lượng giàu Sulforaphane.

300mg mỗi ngày ~ tiêu thụ 3,4 kg bông cải xanh nấu chín sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng tránh nhiều loại bệnh.

Tham khảo bài viết: Tìm hiểu “siêu thực phẩm” bông cải xanh trị bệnh gì?

Exit mobile version