Bệnh tâm thần phân liệt là như thế nào, tâm thần phân liệt là một dạng rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng hiện nay.
Như vậy bệnh tâm thần phân liệt là như thế nào? Cùng tìm hiểu về nguyên nhân tâm thần phân liệt và triệu chứng của bệnh qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, có xu hướng tiến triển từ từ và trở thành mãn tính. Tâm thần phân liệt khiến người bệnh lâu dần sẽ tách biệt với cuộc sống bên ngoài và tự thu mình lại ở một thế giới riêng. Người mắc chứng tâm thần phân liệt thì khả năng học tập, làm việc ngày một sa sút, có những hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu, lạ lùng do hoang tưởng, cảm xúc nghèo nàn.
Trong thời gian bị bệnh, người bệnh tâm thần phân liệt thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi, thậm chí là hoang tưởng nặng.
Bệnh tâm thần phân liệt biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh, về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân.
Bệnh tâm thần phân liệt là một nhóm bệnh hay một nhóm tổng hợp các hội chứng bao gồm:
- Tâm thần phân liệt chính thức
- Các rối loạn loại phân liệt
- Rối loạn có họ hàng gần với tâm thần phân liệt như: Các rối loạn loạn thần cấp, rối loạn phân liệt cảm xúc.
Tâm thần phân liệt thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi và kéo dài suốt cả cuộc đời. Bệnh có thể có tính khởi phát nhanh với các triệu chứng xuất hiện trong vài tuần hoặc khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm.
Triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt là như thế nào?
Hoang tưởng
Người bệnh tâm thần thường bị hoang tưởng do những ý tưởng sai lầm và không phù hợp với thực tế nhưng bệnh nhân cho là đúng. Các chứng hoang tưởng thường gặp nhất là:
– Hoang tưởng tự cao: Người bệnh nghĩ rằng mình có thể nghĩ mình làm được những điều mà thực tế không thể.
– Hoang tưởng bị hại: Bệnh nhân thường nghĩ rằng những người thân, hàng xóm hay ai đó xung quanh đang tìm cách hãm hại họ.
Hoang tưởng bị chi phối: Người bệnh nghĩ có thế lực vô hình (thần tiên, ma quỷ) nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình.
Ảo thanh
Người mắc tâm thần phân liệt thường nghe giọng nói, âm thanh vang lên trong đầu hay vang bên tai mang tính chất tiêu cực như đe dọa buộc tội, chửi bới hay cười nhạo họ.
Khi nghe những ảo thanh này, người bệnh tâm thần phân liệt sẽ có một số phản ứng lại tùy theo nội dung của ảo thanh như bịt tai, sợ hãi ngồi thu mình, phản ứng lại hoặc nổi điên…
Rối loạn khả năng suy nghĩ
Người bệnh tâm thần phân liệt thường có những lời nói rất khó hiểu, đang nói đột ngột dừng lại sau đó mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Người bệnh có thể nói lung tung, lộn xộn đến nỗi người nghe không thể hiểu nổi bệnh nhân muốn nói gì.
Bệnh tâm thần phân liệt là như thế nào? Một số triệu chứng khác của tâm thần phân liệt:
– Triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ thì có thể mất đi ý muốn làm việc, bệnh nhân thậm chí không làm tốt được các công việc đơn giản hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn… Nặng hơn người bệnh sẽ không còn chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống.
– Bệnh nhân sẽ giảm biểu lộ, không phản ứng trước các sự kiện vui buồn, mất cảm xúc, không có biểu lộ tình cảm nhiều.
– Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác, ngay cả với những người thân trong gia đình của mình.
– Người bệnh sẽ không ý thức rằng mình đang bị bệnh nên sẽ từ chối việc đi đến bác sĩ để chữa bệnh hoặc thậm chí nổi giận với những ai nghĩ họ có bệnh tâm thần.
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Hiện nay phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt vẫn là kết hợp sử dụng thuốc chống loạn thần và phục hồi chức năng tâm lý, xã hội cho bệnh nhân.
Thuốc chống loạn thần
Uống thuốc tâm thần bao lâu, đa phần thuốc chống loạn thần góp phần điều chỉnh các chất hóa học trong não.
Các thuốc chống loạn thần cổ điển như Aminazin, Haloperidol… Thuốc chống loạn thần thuộc thế hệ mới: Risperidone, Olanzapine… hiệu quả cao hơn, ít tác dụng phụ hơn các thuốc loại cổ điển, nhờ đó góp phần làm bệnh nhân yên tâm điều trị lâu dài.
Nhờ những loại thuốc loạn thần thế hệ mới giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt không cần nằm bệnh viện tâm thần lâu dài, chỉ cần điều trị bằng cách đến lấy thuốc đều đặn tại cơ sở y tế.
Bệnh nhân vừa có thể sống trong gia đình và xã hội sẽ có tâm lý thoải mái, giảm được tâm lý bị kỳ thị của xã hội do mắc bệnh tâm thần. Đa số bệnh nhân cần điều trị trong thời gian dài đề phòng tài phát do đó việc ngừng uống thuốc phải có sự đồng ý của bác sĩ tâm thần.
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần phân liệt là biện pháp vô cùng hữu hiệu, có thể tháo gỡ mắt xích là tác nhân tăng nguy cơ gây bệnh ở bệnh nhân.
Những biện pháp tâm lý giúp bệnh nhân phục hồi khả năng tiếp xúc của người bệnh với xã hội, cải thiện khả năng làm việc và học tập.
Những biện pháp này giúp gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần phân liệt, cách điều trị và các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần, cư xử phù hợp với người bệnh.
Mọi người xung quanh hiểu được tâm thần phân liệt cũng là bệnh và bệnh nhân cần được quan tâm cũng như điều trị như những loại bệnh mạn tính khác.
Bệnh tâm thần sống được bao lâu?
Nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm lý học dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Đại học Toronto (Canada) cho thấy những người có sức khỏe tâm thần kém khi bắt đầu nghiên cứu chết sớm hơn trung bình 4-7 tháng so với những người có sức khỏe tâm thần tốt.
Bệnh tâm thần phân liệt là như thế nào Sulforaphane đã cung cấp thông tin làm rõ. Những người bị tâm thần phân liệt có nguy cơ tử vong sớm do có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, hút thuốc, lạm dụng các chất kích thích.
Để điều trị cần thảo luận với bác sĩ để có một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh, cải thiện tâm trạng chung và giảm khả năng tái phát các triệu chứng của bệnh. Chuyên gia trị liệu cũng có thể giúp bệnh nhân tạo ra các hoạt động làm tăng mức năng lượng tích cực, thay đổi tâm trạng:
- Các bài tập thể dục cho não, tập yoga
- Dành thời gian với bạn bè và gia đình
- Xây dựng những sở thích cá nhân.