Bông cải xanh protein có bao nhiêu trong đó, lợi ích khi ăn bông cải xanh là gì không phải ai cũng biết dù bông cải xanh đã là loại rau đang rất phổ biến hiện nay trên bữa cơm của của gia đình Việt Nam.
Bông cải xanh đặc biệt bổ dưỡng vì chúng giàu vitamin và chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe và chống lại nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu bông cải xanh protein mang lại tác dụng gì qua bài viết dưới đây.
Thông tin về rau bông cải xanh
Bông cải xanh chúng có tên tiếng Anh là Broccoli (tên khoa học là Brassica oleracea var.italica Planck, Cruciferae). Khoảng 2000 năm trước thì nó chỉ có ở Italy, đến ngày nay nhờ sự phát triển của nông nghiệp thì nó đã xuất hiện ở mọi nơi trên toàn thế giới với nhiều công dụng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hàm lượng chất dinh dưỡng trong bông cải xanh nhiều hơn trong bông cải trắng, cụ thể 100g bông cải xanh có chứa:
Năng lượng: 34 calo
Cacbohidrat: 6.64g
Đường: 1.7g
Chất xơ: 2.6g
Chất béo: 0.37g
Chất đạm: 2.82g
Nước: 89.30g
Vitamin C: 89.2mg ( 107%)
Vitamin K: 101.6 ug ( 97%)
Canxi: 47mg ( 5%)
Sắt: 0.73mg ( 6%)
Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh
Trong bông cải xanh có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin C, K, A, B9, kali, mangan, photpho giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện gan, phục hồi cơ thể sau những tổn thương và tốt cho xương khớp đặc biệt là ở người trưởng thành.
Tinh bột có trong bông cải xanh đều là chất xơ tốt cho tim mạch và thích hợp cho người ăn ăn kiêng và bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cân, nhưng vẫn giữ được nguồn năng lượng ổn định.
100g bông cải xanh bao nhiêu protein? Như đã thông tin ở phía trên thực tế 100g bông cải xanh cung cấp đến 2.82gr chất đạm – nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể con người, tốt hơn nhiều lần những loại đạm được nạp từ động vật.
Bông cải xanh không chứa cholesterol và chứa rất ít chất béo, cung cấp một lượng nhỏ omega 3 ở dạng axit alpha-linolenic (ALA) giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Hợp chất Sulforaphane có trong bông cải xanh thúc đẩy sản xuất các enzyme bảo vệ mạch máu và giảm số lượng phân tử (ROS) gây tổn thương tế bào tới 73%, phòng chống ung thư gan.
Tác dụng của bông cải xanh
Giảm nguy cơ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch
Một nghiên cứu của Nutrition Research cho thấy ăn bông cải xanh thường xuyên sẽ làm giảm lượng cholesterol LDL xấu có ở bên trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chất xơ có trong bông cải xanh có thể hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp chúng ta tránh xa các vấn đề của hệ tiêu hóa. Qua đó ăn bông cải xanh cũng giúp đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra vitamin C có trong bông cải xanh là chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng miễn dịch và đốt mỡ thừa trong quá trình tập thể dục. Bông cải xanh protein và kali giúp các xung thần kinh di chuyển và cơ bắp vận động, do đó, nó rất tốt cho người tập thể dục.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, beta-carotene có trong bông cải xanh đặc biệt tốt cho sức khỏe của đôi mắt. Chúng giúp mắt chống lại căn bệnh thoái hóa điểm vàng và ngăn ngừa việc đục thủy tinh thể.
Tham khảo bài viết: Bông cải xanh bao nhiêu protein?
Ngăn ngừa loãng xương và làm chậm quá trình lão hóa
Bản thân bông cải xanh không chứa hàm lượng vitamin D cao, nhưng nó có thể bù đắp những ảnh hưởng không mong muốn khi uống vitamin D với liều lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh giúp chặn các enzyme phá huỷ sụn dẫn đến viêm xương khớp.
Vitamin C có trong bông cải xanh cũng có thể giúp chống lại các nếp nhăn và cải thiện cấu trúc da nói chung. Mặc dù lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, thế nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất sulforaphane có trong súp lơ có khả năng chống oxy hóa và các enzym trong tế bào miễn dịch, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại tế bào.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Hoạt chất sulforaphane có trong bông cải xanh xanh có thể tăng cường giải độc các chất độc trong không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá, và có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Ăn bông cải xanh thường xuyên cũng gây ức chế vi khuẩn helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư ở dạ dày.
Các nghiên cứu tại Ðại Học Ohio State và Ðại Học Harvard cho biết nhóm chất từ bông cải xanh có khả năng ngăn ngừa và làm chậm phát triển của bệnh ung thư bàng quang.
Tác hại của bông cải xanh
Bông cải xanh không tốt khi đang uống thuốc điều trị một số bệnh
Bệnh loãng máu
Khi đang điều trị và sử dụng thuốc loãng máu thì tuyệt đối không ăn súp lơ xanh. Hàm lượng vitamin K có trong súp lơ cao có thể làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu nên cực nguy hiểm cho người bệnh
Do vậy, khi dùng thuốc làm loãng máu tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh và đậu xanh…
Dạ dày và bệnh gout
Chất xơ chứa nhiều trong súp lơ xanh dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn. Súp lơ cũng chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout.
Mẹ mang thai nên chú ý khi ăn bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều loại hoạt chất quý, có giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe bà bầu và nhờ đó tạo điều kiện cho sự phát triển tốt của thai nhi.
Thực tế, bông cải xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho sự phát triển của bé, tuy nhiên, phụ nữ mang thai tiêu thụ vitamin C quá mức quy định có thể dẫn đến bệnh gout, sỏi thận, dị tật thai nhi thậm chí là sảy thai do dư thừa C trong cơ thể quá nhiều.
Do vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con, mẹ bầu nên ăn bông cải xanh trong giới hạn cho phép và tham khảo ý kiến bác sĩ để có thực đơn ăn uống phù hợp.
Trên đây Sulforaphane đã giải đáp cụ thể cho thông tin xoay quanh bông cải xanh protein. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang đến cho bạn nhiều giá trị tham khảo hữu ích. Nhớ theo dõi chúng tôi để nhận thêm được nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhen!