Site icon Sulforaphane

Bạn đã biết các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau cả khách quan xuất phát từ bên trong cơ thể lẫn chủ quan từ ngoài môi trường hay thực phẩm. 

Có các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ  

Trí nhớ giúp mỗi người lưu giữ thông tin trong quá trình sống của chính bản thân mình cũng như môi trường, hiện tượng và sự vật, sự việc xung quanh. 

Quá trình ghi nhớ là một điểm trong chuỗi hình thành trí nhớ với cơ chế bao gồm các bước như sau: Tiếp nhận thông tin → Xử lý thông tin → Đưa thông tin lên vỏ não và lưu lại thông tin → Tái hiện lại thông tin.

Suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là suy giảm chức năng nhận thức chính là hiện tượng suy giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức do sự suy thoái liên tục của não bộ tạo nên.

Chứng suy giảm trí nhớ ngày nay không chỉ có riêng ở những người lớn tuổi mà đã và đang trở nên rất phổ biến ở người trẻ. 

Tỷ lệ thống kê cho thấy có 85% người trẻ dưới 50 tuổi gặp phải ít nhất một vấn đề liên quan đến trí nhớ kém, trong số đó có đến 20-30% ở độ tuổi dưới 30

Suy giảm trí nhớ ở học sinh thường xảy ra vì các em gặp phải căng thẳng, lo âu từ việc học tập dẫn đến thần kinh ức chế khiến các em khó tập trung cho việc nhận thức, tiếp thu bài học hiệu quả.

Tham khảo bài viết: Tình hình suy giảm trí nhớ ở thanh niên hiện nay

Biểu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh ở mỗi người mà biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ sẽ khác nhau, sẽ không ai giống ai. 

Tuy nhiên, nhìn chung một số biểu hiện suy giảm trí nhớ thường xuyên nhất là người bệnh hay quên những việc diễn ra hằng ngày của bản thân như địa chỉ nhà, quên ví tiền, quên mật khẩu điện thoại, thẻ ngân hàng…

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ thường liên quan đến các vấn đề bệnh lý thực thể thường gặp như: u não, viêm não, thiếu oxy lên não do thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não, ảnh hưởng từ việc điều trị ung thư: tia xạ, hóa chất,…

Các bệnh lý về tâm thần như sang chấn tâm lý mạnh hoặc căng thẳng kéo dài gây loạn thần, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, tâm thần phân liệt cũng gây nên các biểu hiện mất trí nhớ.

Người nghiện rượu bia, thuốc là và những chất kích thích khác, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, người dùng một số loại thuốc cần kê đơn không theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc ngủ cũng là những nguyên nhân khiến não bộ bị tổn thương, gây ra chứng suy giảm trí nhớ. 

Thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc thường xuyên khiến cho quá trình các sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, chuyển thông tin đó đến vỏ não và lưu giữ bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.

Cách khắc phục suy giảm trí nhớ

Trước hết, không nên để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng quá lâu, đây được cho là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh mất trí. 

Người có triệu chứng suy giảm trí nhớ nói nên tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để mở rộng mối quan hệ giao tiếp với mọi người từ đó giúp cho trí não vui vẻ và thư giãn hơn. 

Để cải thiện khả năng ghi nhớ bạn hãy tìm cho mình nhiều bài tập rèn luyện tư duy để kích hoạt các quá trình giúp duy trì các tế bào não và kích thích quá trình trao đổi thông tin giữa các tế bào với nhau.

Dành 15-30 phút mỗi ngày thay vì lãng phí thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cho các hoạt động rèn luyện não bộ như đọc sách, báo, chơi các trò chơi tư duy như cờ vua, cờ tướng, giải đố vui…

Xây dựng thói quen tập luyện thể thao hằng ngày để vừa có cơ thể khỏe mạnh vừa thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não bộ.

Có một thực đơn khoa học, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều mỡ động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga. 

Bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cho não bộ và cơ thể khỏe mạnh hơn như các loại rau màu xanh đậm: bông cải xanh, dưa leo, cà rốt, rau bina, củ dền.

Các loại rau màu xanh đậm: bông cải xanh, dưa leo, cà rốt, rau bina, củ dền.

Tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ giai đoạn khởi phát rất khó phát hiện vì những biểu hiện ra ngoài của bệnh thường không rõ ràng. 

Cũng có nhiều trường hợp cố giấu đi tình trạng bệnh của mình với người thân, bạn bè và tự thích nghi với tình trạng quên quên nhớ nhớ của mình. 

Tuy nhiên việc phát hiện ra các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ rất quan trọng để tìm được hướng điều trị cũng như hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. 

Điều trị sớm chứng suy giảm trí nhớ sẽ làm bệnh không diễn tiến nghiêm trọng, xác định được hướng chăm sóc và cuộc sống trong tương lai của bản thân. 

Có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung cho não bộ, thực phẩm chức năng dưỡng não nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng.

Sulforaphane lưu ý vì người bị chứng suy giảm trí nhớ thường hay quên nên việc sử dụng thuốc cần được người thân giám sát chặt chẽ.

Exit mobile version