Site icon Sulforaphane

Bệnh táo bón là gì – dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón

Bệnh táo bón là gì, có nguy hiểm không? Thực tế táo bón là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến đáng được quan tâm nhất hiện nay. Khoảng 12% người dân trên toàn thế giới bị táo bón tự xác định được, người dân ở châu Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương bị gấp đôi so với các châu lục còn lại.

Táo bón là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến đáng được quan tâm nhất hiện nay

1.Bệnh táo bón là gì?

Bệnh táo bón là gì? Tỷ lệ bệnh táo bón gặp ở nữ giới cao gấp ba lần nam giới. Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón tăng dần theo độ tuổi, với khoảng 30-40% của những người trên 65 tuổi.

Bình thường số lần đại tiện của một người có thể giao động một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn. Khi bị táo bón thì quá hai đến ba ngày mới đại tiện, mỗi lần đi đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỗi lần thải ra ít hơn bình thường hoặc bị khô cứng.

Táo bón cũng là một triệu chứng thường gặp, nó có thể đứng đơn độc thành một bệnh như táo bón chức năng hoặc là một triệu chứng trong các bệnh lý khác ung thư đại tràng, suy giáp trạng…. Táo bón kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, là yếu tố thuận lợi thúc đẩy đẫn đến bị bệnh trĩ.

Bệnh táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào hay độ tuổi nào. Do đó, ngoài tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân, những thắc mắc như “cách trị táo bón”, “bị táo bón phải làm sao?”, “làm thế nào phòng ngừa khỏi bị bón?”… cũng rất được nhiều người quan tâm.

Thỉnh thoảng, chúng ta có thể bị bón do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ lượng nước quy định… Tuy nhiên, ở một số người có thể gặp phải tình trạng này trong thời gian dài và trở thành bệnh mãn tính. Hầu hết các trường hợp táo bón chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và không gây ra vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng.

Thế nhưng, khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể trở thành một bệnh lý mãn tính. Người bị táo bón mạn tính sẽ cảm thấy rất khó chịu và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Căn bệnh này cũng có thể gây ra căng thẳng quá mức, ức chế nhu động ruột hoạt động bình thường. Trong một vài trường hợp, táo bón cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý khác như bệnh đại trực tràng, polyp đại trực tràng, ung thư…, do đó bạn cần theo dõi và nắm thông tin để hiểu rõ về bệnh lý của mình, từ đó sớm có biện pháp phòng chống ung thư hiệu quả.

Tỷ lệ bệnh táo bón gặp ở nữ giới cao gấp ba lần nam giới

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón

– Đi đại tiện gặp khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần ( tần suất ít hơn 3 lần/ tuần), mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống thải phân ra ngoài. Cảm giác đi không hết phân, cảm giác vướng, tắc vùng hậu môn, phải tác động để đẩy phân ra.

– Phân rắn thành từng cục, hiếm khi đi ngoài ra phân mềm, trừ khi dùng thuốc nhuận tràng. Phân cứng có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc của hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng và trực tràng.

– Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt, khó chịu, bực bội…).

Tham khảo: Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng và những lưu ý cần nhớ.

Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như nhức đầu

3. Nguyên nhân gây táo bón

Bệnh táo bón là gì? Nguyên nhân gây táo bón có thể chia thành 2 nhóm chính:

Táo bón chức năng:

Khi không bị tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất( 80%).

 Chế độ ăn ít chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Bình thường, bản thân  chúng ta cần 30 – 40g chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người có thói quen hay dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do không nhai nuốt được dễ dàng. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng là một nguyên nhân góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Táo bón do tổn thương thực thể

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh táo bón mà chúng ta thường hay gặp phải giúp bạn giải đáp câu hỏi bệnh táo bón là gì. Để không mắc bệnh thì những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày của bạn có thể cải thiện bệnh táo bón. Thiếu vận động và chế độ ăn uống kém là hai nguyên nhân chính gây nên táo bón. Vì vậy hãy bắt đầu siêng vận động hơn chút, hoạt động thể dục thể thao và kết hợp thêm một vài loại thực phẩm giàu chất xơ. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Sulforaphane.

Exit mobile version