Site icon Sulforaphane

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì? Cần chú ý những điểm nào?

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì? Táo bón là một hội chứng bị rối loạn ở trực tràng – hậu môn, đôi khi cũng là triệu chứng của một bệnh lý. Táo bón thường xuyên kéo dài sẽ gây ra nhiều rối loạn chức năng cũng như ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bản thân chúng ta hãy tự nhận biết xem mình có dấu hiệu của bệnh táo bón nặng hay không để điều trị trước khi quá muộn.

Táo bón là một hội chứng bị rối loạn ở trực tràng – hậu môn

1. Định nghĩa về táo bón

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì? Táo bón là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến nên khi gặp phải, nhiều người hay có tâm lý chủ quan, xem nhẹ. Thế nhưng, nếu có những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng thì bạn đừng nên xem thường vì nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Táo bón là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng như sau:

– Phân rắn

– Số lần đại tiện giảm còn nhỏ hơn 3 lần/ tuần

-Thời gian đại tiện kéo dài và cần sự trợ giúp khi đại tiện.

Tham khảo thêm: Cách điều trị táo bón hiệu quả và một số lưu ý cần nhớ.

Bệnh táo bón nặng về lâu dài tiềm ẩn nguy cơ lớn với sức khỏe

2. Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì?

Vậy dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì? Táo bón nặng, kéo dài dai dẳng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Nếu bạn đi ngoài quá ít hoặc không đi ngoài được trong thời gian dài, phân không thể thoát ra ngoài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ngoài ra, phân tích tụ trong ruột già quá lâu cũng có thể dẫn đến thủng hoặc bị vỡ ruột và đe dọa đến tính mạng sức khỏe.

* Các triệu chứng về đường tiêu hóa:

– Ở một số người, tùy vào cơ địa khác nhau, tình trạng táo bón có thể chỉ diễn ra tạm thời trong khoảng thời gian từ một đến vài tuần. Bệnh cũng có thể tự cải thiện nếu người bị táo bón biết cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học.

Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón kéo dài trong vài tháng liền, thậm chí thời gian tính bằng năm, chắc chắn bạn đang nằm trong số những bệnh nhân bị táo bón mạn tính, táo bón nặng.

Đi kèm cùng với đó là các tình trạng:

– Phân bị đanh cứng, tần suất đi đại tiện có thể là từ 3 – 4 ngày, thậm chí có khi cả tuần mới đi ngoài được, hết sức khó khăn.

– Đi ngoài bị ra máu đỏ tươi

 Những người bị táo bón nặng thường kèm theo các biểu hiện như:

– Đau bụng, đầy hơi, chướng

-Chán ăn, cảm giác mệt mỏi

-Phần bụng dưới chướng to

Bởi khi táo bón kéo dài khiến phân ngày càng bị tích tụ nhiều hơn tại đại tràng. Các chất cặn bã bị dồn ứ đọng, phân hủy sinh khí gây chướng bụng và phình to đại trạng. Hậu quả nghiêm trọng hơn của táo bón là bị sa trực tràng, trĩ nội, trĩ ngoại. Các bệnh này đều khó chữa hơn táo bón, phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu bệnh tiến triển nặng hơn.

* Tâm trạng buồn phiền, lo âu

Có nhiều lý do khiến những bệnh nhân bị táo bón nặng thường xuyên buồn bực, chán nản, mệt mỏi. Đó là do:

– Phân cứng, khuôn phân to làm tổn thương đến trực tràng, gây đau, rát hậu môn khiến người bệnh khó chịu, căng thẳng, mất tập trung.

– Sự tái hấp thu của các chất cặn bã từ phân vào máu khiến cơ thể bị nhiễm độc mạn cùng bệnh táo bón. Cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu sự minh mẫn và có thể thêm chứng lo âu, chán nản.

* Phân dính, tắc, són phân

Phân bị tắc nghẽn tại đại tràng quá lâu, dồn nén thành từng khối cứng và rất khó để đi đại tiện bình thường được. Người bệnh luôn có cảm giác buồn đi ngoài nhưng mỗi lần đi lại chỉ đại tiện được rất ít, đi không hết phân trong cơ thể. Đó là hiện tượng bị tắc phân.

Trường hợp nặng hơn có thể dò rỉ phân tại lỗ hậu môn. Tình trạng són phân hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.

Bổ sung thêm rau củ và trái cây giúp ích lớn cho việc điều trị táo bón nặng

3. Lưu ý phân biệt táo bón nặng và các bệnh lý khác

Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị phòng chống ung thư thì hoạt chất Sulforaphane còn có thể hỗ trợ điều trị táo bón nặng hiệu quả. Thực tế ở một số người bệnh, đặc biệt các bệnh nhân trên 50 tuổi đôi khi chủ quan mà nhầm lẫn các bệnh lý khác với chứng táo bón. Khi gặp các triệu chứng như sau:

+ Sút cân

+ Táo bón mới xuất hiện

+ Thiếu máu

+ Phân bị lẫn máu nhiều hay ít

+ Đột ngột thay đổi khuôn phân

– Nứt kẽ hậu môn: Hậu môn rạn, rách, đau rát khi đi ngoài

– Một số trường hợp có thể bị thiếu máu và suy dinh dưỡng.

– Nổi mày đay: Táo bón trong ruột sinh ra các loại khí độc hại làm ảnh hưởng đến các chức năng của hệ thần kinh, từ đó gây ra chứng bị dị ứng.

Ngoài ra, các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý, chẳng hạn như:

– Bệnh lý gây tắc nghẽn đường ruột như ung thư đại trực tràng, u vùng bụng chèn ép đường ruột…

Bên cạnh đó, phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể còn khiến chất độc tích tụ, gây nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột; ảnh hưởng tới chức năng khác của ruột. Từ đó dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng, cơ thể bị suy nhược, xanh xao…

– Các bệnh lý về thần kinh có thể khiến cho các cơ ở đại tràng và trực tràng kém hoạt động, giảm tốc độ đẩy phân ra ngoài. Có thể gồm các bệnh thần kinh tự trị, bệnh Hirschsprung, chứng đa xơ cứng, bệnh Parkinson, chấn thương tủy sống, đột quỵ

– Ngoài ra còn vấn đề về tống xuất phân như cơ vùng chậu suy yếu hoặc rối loạn hoạt động.

– Rối loạn hormon trong các bệnh như bệnh cường cận giáp, tiểu đường, suy giáp và trong phụ nữ mang thai.

Cũng rất có thể đây là các bệnh lý về đường tiêu hóa nghiêm trọng hơn, người bị bệnh cần chủ động tới các phòng khám chuyên khoa để làm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh một cách chi tiết và kịp thời.

Nhìn chung, bệnh táo bón có thể ít ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hơn. Nhưng tình trạng táo bón nặng, kéo dài liên miên thường ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sinh hoạt bình thường của người bệnh. Vì vậy, chúng ta nên lưu ý các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng và cải thiện, điều trị chứng táo bón nặng càng sớm càng tốt khi phát hiện ra.

Hậu quả nghiêm trọng mà táo bón nặng có thể gây ra là sa trực tràng, trĩ nội, trĩ ngoại. Các bệnh này đều khó chữa hơn và phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu bệnh tiến triển nặng hơn.

Trên đây là một số chia sẻ của đội ngũ Sulforaphane về dấu hiệu của bệnh táo bón nặng và cách phân biệt táo bón với bệnh lý thường gặp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin kiến thức hữu ích và có giá trị.

Exit mobile version