Bệnh táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? Ai trong chúng ta cũng có thể mắc táo bón nhưng nếu bị táo bón lâu ngày thì bạn không nên chủ quan, đây thực sự là một vấn đề sức khỏe quan trọng cần được quan tâm, bạn cần tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm và an toàn. Vậy táo bón kéo dài lâu ngày nguy hiểm như thế nào và cách xử lý hiệu quả?
Dấu hiệu táo bón lâu ngày là gì?
Bệnh táo bón lâu ngày còn là một dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ. Phân đọng lại ở trực tràng lâu ngày làm cản trở quá trình tuần hoàn, sinh ra bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Để càng lâu trĩ càng tiến triển nhanh và bệnh chuyển nặng, gây ra những khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Thỉnh thoảng táo bón thì có thể do bạn ăn uống khô khan, thiếu chất xơ, ít uống nước, thế nhưng táo bón lâu dài, kéo dài trong nhiều tuần liền thì nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Những triệu chứng táo bón kéo dài bao gồm:
+ Đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần và giảm theo mức độ nghiêm trọng của táo bón
+ Đi đại tiện ra máu tươi do dùng lực rặn mạnh dẫn đến niêm mạc hậu môn bị xây xát, chảy máu
+ Đau bụng, đau bụng dữ dội kèm theo chứng chướng hơi, đầy bụng
+ Phân rắn, lổn nhổn từng cục như phân dê
+ Đi đại tiện gặp khó khăn: phải rặn nhiều, vận động các cơ bụng, cơ hoành nhiều trong thời gian kéo dài
+ Thường xuyên phải nhờ sự tác động từ bên ngoài để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
Bản thân người bị táo bón cần chú ý tới tần suất đi đại tiện cũng như các đặc điểm phân của bản thân để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của táo bón lâu ngày. Từ đó, mới có các phương pháp điều trị phù hợp cũng như đề phòng những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe do táo bón lâu ngày gây ra đồng thời phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Tham khảo bài viết: Bệnh táo bón có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra chứng táo bón kéo dài
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày có thể kể đến là:
Nguyên nhân 1: Nằm ngoài hệ tiêu hóa
+ Tuyến giáp hoạt động kém: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết dẫn đến sự trì hoãn trao đổi chất, làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa và gây ra bệnh táo bón
+ Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường gây nên tình trạng cơ thể bị ngừng sản xuất hormone insulin để phân huỷ lượng đường trong máu. Nồng độ lượng đường trong máu cao dẫn đến tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát hệ thống tiêu hóa và dẫn đến bị táo bón
+ Căng thẳng, lo lắng quá độ: Khi bị căng thẳng, lo lắng não bộ sẽ phát tín hiệu đến hệ thống tiêu hóa và làm rối loạn chức năng tiêu hóa.
Nguyên nhân 2: Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa
Những bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây nên chứng táo bón lâu ngày.
- Viêm loét đại tràng: Bệnh viêm loét đại tràng là một tình trạng thường gặp. Đây là một trong những chứng bệnh phần niêm mạc đại tràng bên trong bị tổn thương gây sưng đỏ, xung huyết hoặc có các vết trợt nông trên bề mặt niêm mạc ruột. Bạn sẽ nhận được những cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng táo bón kéo dài khi bị viêm đại tràng.
- Phình đại tràng: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh và không rõ nguyên nhân cũng là một lý do gây nên chứng táo bón kéo dài lâu ngày. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Polyp đại tràng: Polyp đại tràng là một dạng khối u nhỏ gây tổn thương nhỏ lành tính. Polyp đại tràng ở thể nhẹ thường có các dấu hiệu như chảy máu hậu môn, táo bón kéo dài… Bệnh cũng có thể phát triển nhanh và biến chứng thành bệnh ung thư.
Nhóm nguyên nhân này thường do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh lý về đại tràng như to đại tràng bẩm sinh, to đại tràng không rõ nguyên nhân, viêm đại tràng mạn tính, polyp đại tràng,…
Biến chứng nguy hiểm do táo bón lâu ngày gây ra
Khi bị táo bón lâu ngày nhiều người nghĩ đơn giản chỉ cần bổ sung, ăn nhiều rau là dễ tiêu hóa hơn mà không biết rằng táo bón là do nhiều nguyên nhân gây nên. Táo bón lâu ngày không được phát hiện, không tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Do táo bón lâu ngày sẽ làm rối loạn các chức năng vị tràng, khiến các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài, độc tố lâu ngày có thể gây viêm nhiễm trực tràng, các chất gây ung thư bị tích tụ trong đại tràng và có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng.
- Táo bón kéo dài có thể chuyển thành bệnh trĩ. Phân đọng lại ở trực tràng lâu ngày làm cản trở vòng tuần hoàn, sinh ra trĩ nội, trĩ ngoại. Không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh và nặng, gây ra những khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.
- Trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày sẽ sinh ra biếng ăn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kémvà giảm sức đề kháng của trẻ. Do đó cần phải điều trị và cải thiện ngay tình trạng táo bón lâu ngày khi thấy những dấu hiệu của bệnh.
Bị táo bón lâu ngày phải làm sao?
Khi thấy các dấu hiệu bị táo bón lâu ngày bạn nên đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón và được hướng dẫn điều trị đúng cách, kịp thời. Cùng với các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn nên chú ý thêm:
- Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin. Nên bổ sung thường xuyên thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa như sữa chua…
- Nên vận động thường xuyên hoặc chọn các bài tập, động tác yoga tốt cho hệ tiêu hóa.
- Nên uống nhiều nước, ít nhất từ 2 – 3l nước để giúp cơ thể trao đổi chất và tiêu hóa tốt hơn
- Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào một giờ cố định.
- Không nên nhịn đi tiểu đại tiện.
- Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Bài viết trên đây đội ngũ Sulforaphane đã chia sẻ kiến thức xoay quanh vấn đề bệnh táo bón lâu ngày có nguy hiểm không. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin tham khảo hữu ích cho bạn. Hẹn gặp bạn trong những bài viết sau nhé.