Bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời là đúng hay sai, đây là câu hỏi được quan tâm bởi phần lớn người bệnh tiểu đường.
Với mong muốn chữa khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tác dụng phụ của thuốc tây khi sử dụng lâu dài, nếu bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời thì người mắc bệnh cần làm gì để kiểm soát cũng như cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Để trả lời cho vấn đề trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Điều này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cũng có thể là do cả hai nguyên nhân trên, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể.
Có 3 dạng bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type I, type II và tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường type I và type II khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân, nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời chúng đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm giống nhau.
Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type II. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc cả đời không?
Các chuyên gia Nội tiết và Đái tháo đường cho biết, người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc suốt đời trong quá trình trị liệu của mình kết hợp với lối sống lành mạnh để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng qua các cơ quan khác của cơ thể.
Nguyên nhân là do tiểu đường là bệnh mãn tính và tiến triển nặng dần theo thời gian. Tuy nhiên nếu điều trị tốt trong quá trình bệnh làm đường huyết ổn định, người bệnh vẫn có cơ hội giảm liều hoặc thậm chí là ngưng sử dụng thuốc trong một thời gian dài.
Trường hợp được giảm hoặc ngưng sử dụng thuốc
Trước khi tìm hiểu quan niệm bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời có đúng hay không, uống thuốc tiểu đường có hại gì, chúng ta cần hiểu được dùng thuốc hạ đường huyết là một trong những phương pháp điều trị mà người bệnh tiểu đường phải sử dụng liên tục. Bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều dùng hoặc tạm dừng sử dụng thuốc hạ đường huyết ở những trường hợp sau đây:
- Người bệnh có các chỉ số đường huyết ổn định trong thời gian dài: Các chỉ số này bao gồm HbA1c < 6.5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol / l, sau ăn 2 giờ < 7.8 mmol / l trong ít nhất 6 tháng liên tục.
- Người bệnh dùng thuốc nhưng thường xuyên bị hạ đường huyết với các dấu hiệu vã mồ hôi, run, tê chân tay, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, cảm giác đói và mệt lã người.
Những ai đã được giảm liều lượng sử dụng thuốc hoặc tạm ngừng hẳn cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoặc nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh tiểu đường phải uống thuốc cả đời, hay có có cơ hội giảm liều thuốc hay tạm ngưng thuốc điều trị sẽ tỉ lệ nghịch với số năm mắc bệnh tiểu đường. Ngay từ khi phát hiện mắc tiểu đường, người bệnh cần uống thuốc đúng liều lượng và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để tránh tăng liều thuốc trong tương lai.
Tham khảo bài viết: Công dụng của sulforaphane trong việc hỗ trợ dạ dày
Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường
Dùng thuốc điều trị đúng loại, đúng liều lượng, đúng giờ
Loại và liều thuốc ở mỗi bệnh nhân tiểu đường là khác nhau nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay áp dụng đơn thuốc của người khác cho mình. Thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimepirid…) sử dụng trước bữa ăn. Metformin, Acarbose uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để hạn chế rối loạn tiêu hóa.
Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không còn tùy thuộc vào việc thăm khám định kỳ của bệnh nhân. Người bệnh nên kiểm tra chỉ số HbA1C 3 tháng/lần, qua đó có thể đánh giá hiệu quả điều trị đường huyết khi đói hay sau ăn tốt hơn đo bằng máy thử tại nhà.
Ngay khi các chỉ số đường huyết tăng hoặc có triệu chứng tăng đường huyết, người bệnh sẽ phải dùng thuốc trở lại. Dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết: Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hay khát nước, đi tiểu tiện với tần suất nhiều lần gần nhau, thị lực giảm sút, mắt mờ; da khô, bong tróc, ngứa lâu không đỡ và vết thương khó lành.
Sử dụng thực phẩm có chứa hoạt chất sulforaphane
Ngoài thuốc tây người bệnh có thể thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp thêm một số loại thảo dược và thực phẩm giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tiểu đường. Điều này sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn và hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc.
Gánh nặng do bệnh tiểu đường gây ra ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh và gia đình. Vì vậy, phòng ngừa bệnh tiểu đường là rất cần thiết và để thực hiện điều này thì chính bản thân mỗi người phải có những kiến thức nhất định.
Trong những nghiên cứu gần đây người ta đã chứng minh được rằng hoạt chất sulforaphane có trong một số loại rau họ cải có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c. Kết quả này đã được kiểm chứng thông qua một nghiên cứu đối với bệnh nhân đái tháo đường type II.
Sau 12 ngày, sử dụng hoạt chất sulforaphane, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mức đường huyết lúc đói và HbA1c của bệnh nhân đã thấp đi đáng kể. Vì vậy, việc uống liên tục Sulforaphane dự kiến sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type II và những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Tổng kết
Sulforaphane Lab hy vọng những thông tin trên phần nào có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời là đúng hay sai. Đối với căn bệnh mãn tính như tiểu đường thì việc dùng thuốc sẽ cần duy trì đều đặn để duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Tuy nhiên, uống thuốc điều trị tiểu đường đúng cách theo chỉ định kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh một cách toàn diện và hạn chế được tác dụng phụ của thuốc tây và giúp người bệnh có thể giảm được liều dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc trong một thời gian dài.