Tư vấn về bệnh tiểu đường thật sự cần thiết trong việc điều trị cho chính bệnh nhân và người nhà trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân.
Tiểu đường hay còn gọi là “đái tháo đường” là một căn bệnh mạn tính, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Vậy cùng xem các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành sẽ tư vấn về bệnh tiểu đường như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào ở từng loại
Bệnh tiểu đường hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.
Điểu này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể.
Có ba dạng bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type I và tiểu đường type II và tiểu đường thai kỳ. Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type II.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường khá nhanh với số ca mắc hiện nay khoảng 3 triệu người với 60% bệnh nhân có diễn biến bệnh âm thầm, chưa được phát hiện bệnh.
Bệnh tiểu đường nằm trong top 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả thế giới, với những biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn tứ chi có thể phải cắt cụt.
Tham khảo bài viết: Ảnh hưởng của Sulforaphane đối với phản ứng oxy hóa
Bệnh tiểu đường type I
Trong giai đoạn mắc bệnh tiểu đường việc mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược và luôn có cảm giác đói.
Người bệnh tiểu đường sẽ có thị lực suy giảm đáng kể, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ. Ngoài ra bệnh nhân tiểu đường có thể luôn cảm thấy khát và cảm giác muốn uống nước liên tục.
Một người bình thường thường tiểu tiện từ 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần.
Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao, không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột ở người bị tiểu đường.
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất làm cho bệnh nhân tiểu đường bị các vấn đề liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm họng, nấm… thường xuyên.
Bệnh tiểu đường type II
Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type II đều có thể mắc phải triệu chứng nhiễm trùng nấm men. Nhiễm trùng nấm men có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.
Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến khiến các vết thương của cơ thể khó lành. Người bệnh có thể bị tổn thương thần kinh từ đó dẫn đến việc tê ở chân.
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Theo các chuyên gia tư vấn về bệnh tiểu đường cho biết, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Bệnh tiểu đường thai kỳ chủ yếu được phát hiện khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.
Thay đổi lối sống bệnh tiểu đường thuyên giảm
Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời
Chuyên gia tư vấn bệnh tiểu đường – chuyên gia Nội tiết và Đái tháo đường cho biết, người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc suốt đời trong quá trình trị liệu của mình kết hợp với lối sống lành mạnh để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng qua các cơ quan khác của cơ thể.
Nguyên nhân là do tiểu đường là bệnh mãn tính và tiến triển nặng dần theo thời gian nên không thể ngưng sử dụng thuốc điều trị bệnh hoàn toàn được. Tuy nhiên nếu điều trị tốt trong quá trình bệnh làm đường huyết ổn định, người bệnh vẫn có cơ hội giảm liều hoặc thậm chí là ngưng sử dụng thuốc trong một thời gian dài.
Hạ đường huyết là một trong những phương pháp điều trị mà người bệnh tiểu đường phải sử dụng liên tục. Bác sĩ tư vấn về bệnh tiểu đường và điều trị có thể cân nhắc giảm liều dùng hoặc tạm dừng sử dụng thuốc hạ đường huyết ở những trường hợp sau đây:
- Người bệnh có các chỉ số đường huyết ổn định trong thời gian dài: HbA1c < 6.5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol / l, sau ăn 2 giờ < 7.8 mmol / l trong ít nhất 6 tháng liên tục.
- Người bệnh dùng thuốc nhưng thường xuyên bị hạ đường huyết với các dấu hiệu vã mồ hôi, run, tê chân tay, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, cảm giác đói và mệt lã người.
Bổ sung thực phẩm có thể giảm triệu chứng tiểu đường
Ngoài thuốc tây người bệnh có thể thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp thêm một số loại thảo dược và thực phẩm giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu đã được kiểm chứng thông qua một nghiên cứu đối với bệnh nhân đái tháo đường type II – chứng minh hoạt chất sulforaphane có trong một số loại rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c.
Vì vậy, việc uống liên tục Sulforaphane dự kiến sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type II và những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Tổng kết tư vấn về bệnh tiểu đường
Sulforaphane Lab hy vọng những thông tin trên phần nào có thể giúp bạn giải đáp được nhiều thắc mắc xung quanh bệnh tiểu đường cũng như những tư vấn về bệnh tiểu đường tốt nhất. Tiểu đường dùng thuốc sẽ cần duy trì đều đặn để duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Tuy nhiên, uống thuốc điều trị tiểu đường đúng cách theo chỉ định kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh một cách toàn diện và hạn chế được tác dụng phụ của thuốc tây và giúp người bệnh có thể giảm được liều dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc trong một thời gian dài.