Site icon Sulforaphane

Tất tần tật thông tin về bệnh tiểu đường – căn bệnh phổ biến

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh mạn tính nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam. Tiểu đường hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. 

Vì vậy nắm rõ triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa thật sự cần thiết cho chính bệnh nhân và người nhà trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật thông tin về bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây. 

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh mạn tính nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay

Định nghĩa bệnh tiểu đường là gì?

Đây cũng là thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng glucose (đường) trong máu. Glucose đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của con người vì nó là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là tế bào não. 

Bệnh tiểu đường tiếng anh gọi là diabetes mellitus là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.  Điều này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường khá nhanh với số ca mắc hiện nay khoảng 3 triệu người với 60% bệnh nhân có diễn biến bệnh âm thầm, chưa được phát hiện bệnh. 

Có 4 loại tiểu đường phổ biến hiện nay là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ. Ở mỗi loại tiểu đường lại có những mức độ bệnh, biểu hiện và cách điều trị khác nhau. 

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 trước đây gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, là bệnh có sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 xuất hiện từ rất sớm ở trẻ em và trẻ vị thành niên, chỉ chiếm 10% trong tổng số người mắc tiểu đường. 

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin trong cơ thể bị vô hiệu hóa một phần (đề kháng insulin) hoặc mắc cả 2 trường hợp dẫn đến đường bị tích tụ trong máu làm tăng đường huyết. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90% – 95% tổng số người bệnh tiểu đường hiện nay, thường gặp ở những người trường thành. 

Bệnh tiểu đường tiếng anh gọi là diabetes mellitus

Tiểu đường tuýp 3

Tiểu đường tuýp 1 và 2 xảy ra chủ yếu do tổn thương tụy nhưng không ảnh hưởng tới não. Tiểu đường tuýp 3 hay còn gọi là bệnh tiểu đường não vừa xảy ra tổn thương tụy, vừa do viêm mãn tính. Như vậy thực tế, tiểu đường tuýp 3 chỉ xảy ra ở người mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, bệnh nặng và khó điều trị hơn.

Tiểu đường thai kỳ

5 – 10% phụ nữ mang thai mắc phải tiểu đường thai kỳ và biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên người bị mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2 – 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số bệnh tiểu đường

Glucose (đường) tồn tại trong máu là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là nguyên liệu cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh giúp con người có thể sinh hoạt và vận động bình thường. 

Chỉ số đường huyết (glycemic index, viết tắt GI) là giá trị chỉ nồng độ glucose trong máu được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dL.

Thời điểm nào trong máu cũng có một lượng đường nhất định, chỉ số đường huyết tiêu chuẩn được đánh giá là an toàn:

– Xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường – đường huyết bất kỳ: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l);

– Đường huyết lúc đói (được đo lần đầu vào buổi sáng, bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ): Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) – <100mg/dL (6.4 mmol/L) là bình thường;

– Đường huyết sau ăn (được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau khi ăn): Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l);

– Đường huyết trước khi đi ngủ của người bình thường dao động từ 110 – 150mg/dl (tương đương 6,0 – 8,3mmol/l).

– Đường huyết đo Hb1Ac: dưới 48 mmol/mol (5,7%) là bình thường.

Tham khảo bài viết: Chỉ số đường huyết, bệnh tiểu đường mấy chấm là cao?

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường phổ biến

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường phổ biến 

Insulin là hormone được sản sinh bởi tuyến tụy giúp giảm lượng đường trong máu thông qua việc mở cửa cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người bị tiểu đường quá trình này bị cản trở do nhiều nguyên nhân. 

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1

Ở người bị tiểu đường type 1 hệ miễn dịch bị các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy tấn công gây ra suy giảm nồng độ hormone này trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose tiếp tục ở lại trong máu mà không tiến vào tế bào gây ra chỉ số đường huyết cao.

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được xác định những có thể là do ảnh hưởng của yếu tố di truyền cũng như các yếu tố về môi trường.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2

Cũng như tiểu đường tuýp 1, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân bị đái tháo đường tuýp 2, nhưng vẫn có một số yếu tố đã được chứng minh là có liên qua sau đây: 

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 3

Tiểu đường tuýp 3 xảy ra do hàm lượng insulin não thấp hơn bình thường và người bệnh cũng có các dấu hiệu tương tự như Alzheimer. 

Giới chuyên gia đề xuất Alzheimer nên được phân loại như một dạng của tiểu đường dù có gây tranh cãi nhưng khá nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn sử dụng thuật ngữ này cho đến khi có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng thực.

Nhưng lưu ý tiểu đường tuýp 3 hoàn toàn không giống với tiểu đường loại 3c (Pancreatogenic) – do xuất hiện khối u, tổn thương hoặc trải qua phẫu thuật tuyến tụy.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Khi ăn tuyến tụy sẽ thực hiện giải phóng insulin – loại hormone giúp glucose di chuyển từ máu đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời dùng nó để tạo năng lượng. 

Ở mẹ đang mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormone khiến glucose tích tụ trong máu. Bình thường tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, nhưng khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng các loại bệnh tiểu đường cần biết 

Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 

Khi mắc bệnh, cơ thể người bệnh sẽ mất nhiều nước  do đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược và luôn có cảm giác đói. 

Người mắc tiểu đường tuýp 1. có thị lực suy giảm đáng kể, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ. Ngoài ra bệnh tiểu đường khiến người bệnh có thể luôn cảm thấy khát và cảm giác muốn uống nước liên tục.

Một người bình thường thường tiểu tiện từ 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần.

Glucose trong máu người bị tiểu đường tuýp 1 tăng cao nhưng không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột ở người bị tiểu đường. 

Khi mắc bệnh đái tháo đường hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất làm cho bệnh nhân tiểu đường bị các vấn đề liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm họng, nấm… thường xuyên.

Cả đàn ông và phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 đều có thể mắc phải nhiễm trùng nấm men

Triệu chứng tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 diễn biến rất âm thầm thậm chí không có biểu hiện gì cụ thể ra bên ngoài như tiểu đường tuýp 1.  

Bạn chỉ có thể được chẩn đoán là mắc tiểu đường tuýp 2 khi vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền. Tiểu đường tuýp 1 có thể diễn biến âm thầm và phát triển trong nhiều năm, cũng có một số triệu chứng sau bạn có thể để ý để có thể phát hiện bệnh sớm: 

Cả đàn ông và phụ nữ bị tiểu đường đều có thể mắc phải nhiễm trùng nấm men. Nấm men ăn glucose, có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da như: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục. 

Theo thời gian lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể khiến cơ thể khó chữa lành những vết thương, chảy và tay cảm thấy tê bì, đây là kết quả của tổn thương thần kinh.

Triệu chứng tiểu đường tuýp 3

Người bị tiểu đường tuýp 3 có những triệu chứng điển hình có thể phân biệt với tiểu đường 1 và 2 như: Lượng đường huyết tăng cao, sút cân nhiều không rõ lý do, xuất hiện tình trạng suy giảm, thậm chí mất trí nhớ, không có khả năng hình thành những kí ức mới. 

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 3 khá giống với biểu hiện của người bệnh Alzheimer bên cạnh những triệu chứng tiểu đường điển hình, nên trong chẩn đoán bệnh cần  sử dụng phương pháp quét hình ảnh cộng hưởng từ MRI để phân biệt tiểu đường tuýp 3 với Alzheimer. 

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia tư vấn về bệnh tiểu đường cho biết, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ chủ yếu được phát hiện khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả 

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm lượng Glucose trong máu lúc đói

Ở người bình thường lượng Glucose trong máu lúc đói là 3,9-5,0mmol/L (khoảng 70-100 mg/dl), nếu hàm lượng Glucose trong máu vượt mức bình thường cụ thể là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L nghĩa là bạn đang mắc tiểu đường. 

Để thực hiện xét nghiệm này bạn cần phải nhìn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ để đánh giá đúng sự điều chỉnh glucose máu trong cơ thể.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Giống như xét nghiệm hàm lượng Glucose lúc đói, làm dung nạp Glucose cũng được tiến hành sau khi người bệnh đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ. Sau đó, bệnh nhân sẽ được uống một ly nước có chứa 75g glucose và tiến hành xét nghiệm sau 2 giờ đồng hồ kể từ khi uống.

Xét nghiệm HbA1c

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần của tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong máu.

HbA1 chiếm phần lớn ở người lớn – đại diện cho tình trạng gắn kết của Glucose trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu là 120 ngày, nên xét nghiệm HbA1c được sử dụng để đánh giá tổng thể lượng đường trong máu trong vòng 2-3 tháng vừa qua.

Cách chữa bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay

Chữa bệnh tiểu đường cần phải kiên trì và kết hợp chặt chẽ ba yếu tố: chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng – uống thuốc, hoạt động rèn luyện thể chất mỗi ngày, theo dõi glucose máu hàng ngày. 

Mục tiêu điều trị tiểu đường là HbA1C < 7% và đường máu đói duy trì 3,9 đến 7,2 mmol/l, đường máu 2 giờ sau ăn < 10 mmol/l, cùng với đó là kết hợp điều trị yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Insulin được chỉ định tiêm đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và thai kỳ. Đối với tiểu đường tuýp 2 khi không kiểm soát được đường máu (Glucose máu > 14mmol/l và HbA1C > 11%), cơ thể bị nhiễm trùng, can thiệp ngoại khoa, suy gan, suy thận, dị ứng với thuốc hạ đường máu sẽ được chỉ định tiêm insulin. 

Một số loại thuốc không phải insulin có thể giúp giảm mức đường huyết như:

Một số thuốc tiểu đường không phải insulin có thể giúp giảm mức đường huyết như: Thuốc ức chế alpha-glucosidase, Biguanide, thuốc ức chế men DPP 4, thuốc đồng vận thụ thể GLP-1, glinides, thuốc ức chế SGLT2, thuốc sulfonylureas, thuốc thiazolidinedione. 

Sử dụng Insulin trong điều trị tiểu đường

Insulin phải được tiêm bằng ống tiêm, bút hay ống bơm insulin chứ không có dạng viên uống, với các loại sau đây: 

– Insulin tác dụng nhanh – bắt đầu có tác dụng khoảng 15 phút sau khi tiêm, kéo dài từ 3-5 giờ và được tiêm cho bệnh nhân trước khi ăn.

– Insulin tác dụng ngắn – tác dụng khoảng 30-60 phút sau khi tiêm và kéo dài từ 5-8 giờ.  Giống như insulin tác dụng nhanh, dạng insulin này cũng được tiêm trước khi ăn.

– Insulin tác dụng kéo dài, loại insulin hỗ trợ tiểu đường này chỉ đem lại hiệu quả sau một giờ tiêm nhưng lại có thể có tác dụng đến 26 giờ.

Insulin tác dụng trung bình bắt đầu có tác dụng từ 1-3 giờ sau khi tiêm và kéo dài từ 12-16 giờ. 

Sử dụng Insulin trong điều trị tiểu đường

Quá trình tiêm insulin vào cơ thể

Insulin được tiêm dưới da ở các bộ phận như đùi hay bụng dưới, tuyệt đối không tiêm trong bán kính 5cm tính từ rốn, hỏi bác sĩ để có cách tiêm chính xác nhất. 

Tốt nhất là nên tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy thuộc vào loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi phải ăn là khác nhau như đã đề cập ở phía trên. 

Lăn lọ thuốc (hoặc bút tiêm) có tác dụng làm ấm và trộn đều insulin nên cần tiêm insulin trước ăn để đạt được hiệu quả cao nhất. Không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.

Các lọ insulin chưa tiêm nên được cất giữ trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc để ở những nơi thoáng mát. Không nên để insulin ở ngoài trời nóng hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. 

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường trong quá trình điều trị 

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc cả đời không? 

Chuyên gia tư vấn bệnh tiểu đường – chuyên gia Nội tiết và Đái tháo đường cho biết, người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc suốt đời trong quá trình trị liệu của mình kết hợp với lối sống lành mạnh để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng qua các cơ quan khác của cơ thể. 

Nguyên nhân là do tiểu đường là bệnh mãn tính và tiến triển nặng dần theo thời gian nên không thể ngưng sử dụng thuốc điều trị bệnh hoàn toàn được. Tuy nhiên nếu điều trị tốt trong quá trình bệnh làm đường huyết ổn định, người bệnh vẫn có cơ hội giảm liều hoặc thậm chí là ngưng sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Ngoài thuốc tây người bệnh có thể thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp thêm một số loại thảo dược và thực phẩm giúp ổn định đường huyết.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của tiểu đường nói chung là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột) để tránh tăng đường huyết, hạn chế axit béo bão hòa. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên bổ sung bao gồm:

\Các nhóm chất cơ bản người mắc tiểu đường nên bổ sung

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Các nhóm chất cơ bản

Nhóm đường bột như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau củ quả, các loại củ như khoai sắn. Tuy nhiên khoai sắn chứa khá nhiều tinh bột nên người bệnh tiểu đường sử dụng các loại này thì phải cắt giảm lượng cơm. 

Nhóm thịt cá từ cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ… được bác sĩ khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Các loại cá có đầy đủ chất dinh dưỡng giàu axit béo Omega 3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch của người bệnh.

Nhóm chất béo tốt: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa có trong các loại thực vật như bơ, dầu oliu, hạt hướng dương, hạt bí… sẽ làm giảm nồng độ mỡ trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Nên sử dụng chúng thay thế cho nguồn chất béo từ động vật.

Bổ sung lượng protein từ 1-1,2 ký/ngày đối với người lớn, tỷ lệ tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

Tỷ lệ chất béo (Lipit) nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30% và người bệnh nên hạn chế các axit béo bão hòa để ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Gluxit nên đạt tỷ lệ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường, nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch…

Rau củ quả người bệnh tiểu đường nên bổ sung

Lưu ý là không ăn hoa quả ngay sau khi ăn bữa chính mà nên ăn vào bữa phụ để tránh tăng đường huyết.

Dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen là nhóm quả mọng nước chứa nhiều chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C, các chất chống oxy hóa… kiểm soát đường huyết trong máu hiệu quả. 

Ổi, táo, lê, đào là nhóm  trái cây có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin C, A và kali; Bơ, oliu là nhóm quả giàu chất béo cung cấp chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B. Nước ép bưởi có tác dụng giảm đường huyết nhờ có cơ chế tác động tương tự như insulin. 

Nhiều nghiên cứu đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 chứng minh hoạt chất sulforaphane có trong một số loại rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c.

Sulforaphane có ít tác dụng phụ và dễ dàng được cung cấp thông qua việc ăn hay uống nước bông cải xanh nên nó có tiềm năng trở thành vũ khí bí mật chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Rèn luyện thể chất là biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Thực tế cần biết là tiểu đường tuýp 1 không có biện pháp nào để ngăn ngừa, nhưng với việc xây dựng lối sống lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị tiền đái tháo đường. 

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và thai kỳ chúng ta nên có lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng dinh dưỡng, vận động nhiều hơn để tăng cường sức khỏe, nên duy trình trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng tránh béo phì, thừa cân. 

Như vậy, ta thấy Insulin và bệnh tiểu đường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên nó  có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường cũng như thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Tham khảo bài viết: Mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường

Exit mobile version