Site icon Sulforaphane

Chỉ số đường huyết, bệnh tiểu đường mấy chấm là cao?

Bệnh tiểu đường mấy chấm là cao để người bệnh có thể theo dõi chỉ số đường huyết của mình, sớm phát hiện bất thường để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. 

Số lượng người mắc đái tháo đường ngày càng cao, đặc biệt ở những người cao tuổi. Dưới đây chúng tôi sẽ thông tin bệnh tiểu đường mấy chấm là cao để bệnh nhân có thể theo dõi và tích cực điều trị.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là gì?

Glucose (đường) tồn tại trong máu là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là nguyên liệu cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh giúp con người có thể sinh hoạt và vận động bình thường. 

Chỉ số đường huyết (glycemic index, viết tắt GI) là giá trị chỉ nồng độ glucose trong máu được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dL.

Nồng độ glucose trong máu liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của một người nên thay đổi từng ngày, thậm chí từng phút. Thời điểm nào trong máu cũng có một lượng đường nhất định, chỉ số đường huyết tiêu chuẩn được đánh giá là an toàn:

Xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường – đường huyết bất kỳ: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l);

– Đường huyết lúc đói (được đo lần đầu vào buổi sáng, bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ): Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) – <100mg/dL (6.4 mmol/L) là bình thường;

– Đường huyết sau ăn (được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau khi ăn): Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l);

– Đường huyết trước khi đi ngủ của người bình thường dao động từ 110 – 150mg/dl (tương đương 6,0 – 8,3mmol/l).

– Đường huyết đo Hb1Ac: dưới 48 mmol/mol (5,7%) là bình thường.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Còn tùy thuộc vào từng trường hợp để xác định bệnh tiểu đường mấy chấm là cao. Nếu chỉ số đường huyết khi đói ở mức 7.2mmol/l thì hơi cao so với mức giới hạn cho phép (không quá 7mmol/l). 

Tuy nhiên khi xét riêng chỉ số này tại thời điểm đo thì không gây ra quá nhiều nguy hiểm. Nhưng bệnh nhân cứ để chỉ số đường huyết khi đói trên 7mmol/l về lâu dài thì sẽ có những nguy hiểm xảy ra. 

Đường huyết cao sẽ làm suy giảm chức năng của hàng loạt cơ quan khác, tổn thương tới hệ thần kinh, mạch máu, tim mạch… có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Người bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập hợp lý, cân bằng từ thời điểm có chỉ số đường huyết 7.2 mmol/l để đưa nó về mức 5.6 – 6.9 mmol/l (mức độ tiền tiểu đường). 

Nếu nỗ lực hơn nữa, bạn nên cố gắng đưa mức GI về dưới 5.6 mmol/l – mức an toàn cho người bệnh. 

Như vậy bệnh tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Câu trả lời là không thật sự nguy hiểm nhưng cần điều trị ngay để đưa đường huyết về mức an toàn ổn định. 

Đây là thời điểm vàng để chữa trị, hỗ trợ tiểu đường, giúp đường huyết giảm tốt về mức bình thường, sức khỏe bệnh nhân có thể phục hồi và ít có biến chứng xảy ra.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm lượng Glucose trong máu lúc đói

Như đã thông tin, ở người bình thường lượng Glucose trong máu lúc đói là 3,9-5,0mmol/L (khoảng 70-100 mg/dl), nếu hàm lượng Glucose trong máu vượt mức bình thường cụ thể là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L nghĩa là bạn đang mắc tiểu đường. 

Ở những người khỏe mạnh, hàm lượng Glucose trong máu lúc đói là (3,9 – 6,4mmol/L), khoảng 70-100 mg/dl. 

Để thực hiện xét nghiệm này bạn cần phải nhìn ăn ít nhất à 6 giờ đồng hồ để đánh giá đúng sự điều chỉnh glucose máu trong cơ thể.

Khi hàm lượng Glucose trong máu vượt ngoài mức bình thường, cụ thể là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L, đồng nghĩa với việc bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của bạn thấp hơn 3,9 mmol/L hoặc nằm trong khoảng 6,4mmol/L – 6,9 mmol/L, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện lại xét nghiệm này vào ngày hôm sau hoặc làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose.

Xét nghiệm dung nạp Glucose 

Giống như xét nghiệm hàm lượng Glucose lúc đói, làm dung nạp Glucose cũng được tiến hành sau khi người bệnh đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ. Sau đó, bệnh nhân sẽ được uống một ly nước có chứa 75g glucose và tiến hành xét nghiệm sau 2 giờ đồng hồ kể từ khi uống.

Tại thời điểm tiến hành xét nghiệm, đường huyết người bình thường là dưới 7,8 mmol/L. Nếu GI từ 7,8 – 11 mmol/L nghĩa là bạn đang có nguy cơ mắc tiểu đường. Nếu kết quả > 11,1 mmol/L bác sĩ sẽ kết luận bạn đã bị tiểu đường. 

Ở xét nghiệm glucose ngẫu nhiên nếu kết quả Glucose cao hơn 11,1 mmol/L thì bạn có thể đã mắc tiểu đường. 

Tuy nhiên, xét nghiệm này thường được tiến hành 2 lần,  nếu kết quả vẫn là 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận bạn bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện trên mẫu máu toàn phần chống đông EDTA

Xét nghiệm HbA1c 

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần của tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong máu.

HbA1 chiếm phần lớn ở người lớn – đại diện cho tình trạng gắn kết của Glucose trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu là 120 ngày, nên xét nghiệm HbA1c được sử dụng để đánh giá tổng thể lượng đường trong máu trong vòng 2-3 tháng vừa qua.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện trên mẫu máu toàn phần chống đông EDTA, thể tích 2ml, ổn định trong 2 tuần ở 2-8ºC, 24h ở 25ºC. Bệnh nhân làm xét nghiệm này không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm.

Chỉ số HbA1c ở người bình thường có giá trị ở dưới 5,7%, nếu giá trị này nằm trong phạm vi từ 5,7 – 6,4 % thì có thể bạn đang có nguy cơ bị mắc tiểu đường, chỉ số HbA1c có giá trị trên 6,4 %, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn đã mắc bệnh tiểu đường. 

Tổng kết bệnh tiểu đường mấy chấm là cao

Như vậy, bệnh tiểu đường mấy chấm là cao và nguy hiểm còn phụ thường vào thời điểm đo của bạn, nhưng nó vẫn có những mốc cụ thể mà Sulforaphane Lab đã đề cập phía trên.

Hạ đường huyết nhẹ có thể khiến bạn run rẩy, bồn chồn, tim đập nhanh, không xử lý kịp thời có thể chuyển biến thành hạ đường huyết nghiêm trọng, gây bất tỉnh, co giật, thậm chí hôn mê hoặc tử vong.

Vì vậy chỉ số đường huyết dù tăng hay giảm đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, bạn đừng quên theo dõi đường huyết của mình thường xuyên và đến bệnh viện ngay nếu chỉ số này ở mức báo động.

Tham khảo bài viết: Liệu có chữa được bệnh tiểu đường không và phương pháp chữa

Exit mobile version