Site icon Sulforaphane

Liệu có chữa được bệnh tiểu đường không và phương pháp chữa

Có chữa được bệnh tiểu đường không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường cũng như người nhà hiện nay vì những biến chứng căn bệnh này mang lại đang gây khổ sở cho họ.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, ngoài ra nên ăn gì và uống gì để tình trạng bệnh thuyên giảm và liệu có phương pháp nào có chữa được bệnh tiểu đường không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Có chữa được bệnh tiểu đường không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân

Định nghĩa bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. 

Điều này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cũng có thể là do cả hai nguyên nhân trên, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể. 

Có 3 dạng bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type I, type II và tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường type I và type II khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân, nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời chúng đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm giống nhau.

Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type II. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong.

Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?

Nếu phát hiện kịp thời thì bệnh tiểu đường type II giai đoạn đầu bạn không những có thể điều trị để làm giảm được triệu chứng mà còn có cơ hội đẩy lùi căn bệnh này hỗ trợ tiểu đường và điều trị hiệu quả. Triệu chứng bệnh tiểu đường type II giai đoạn đầu

Ở giai đoạn sớm bệnh tiểu đường type II có rất ít triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, nó diễn tiền âm thầm theo thời gian và rất khó nhận biết. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng bạn nên lưu ý để có thể thăm khám bác sĩ kịp thời, phát hiện ra bệnh:

Các biểu hiện cụ thể bệnh tiểu đường type II

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vô cớ, cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, không có năng lượng làm việc và những hoạt động của cơ thể  là dấu hiệu khá phổ biến ở giai đoạn đầu của tiểu đường type II. 

Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến mắt của người mắc tiểu đường giai đoạn đầu mờ đi, tình trạng này có thế được kiểm soát về mức ổn định nếu phát hiện và chữa trị kịp thời.

Các biểu hiện cụ thể bệnh tiểu đường type II

Làn da tối màu, trở nên vàng vọt ở các vùng da có nhiều nếp gấp như nách, cổ, háng, khủy tay chân… cũng là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường type II. Người mắc tiểu đường type II vết thương sẽ khó lành do đường huyết tăng cao làm lưu thông máu kém và gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, vết thương của người bệnh tiểu đường còn dễ bị nhiễm trùng (nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da…). Bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân thường bị tê buốt và xuất hiện dấu hiệu ngứa ran cũng là dấu hiệu sớm khi đường huyết cao làm tổn thương hệ thống thần kinh của cơ thể.

Có chữa được bệnh tiểu đường không – giai đoạn đầu

Có chữa được bệnh tiểu đường không? Khi đã nhận biết được các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, thì sẽ có nhiều phương pháp để điều trị nhằm kiểm soát đường huyết. 

Sự kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thường xuyên cũng như sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược được cho là phương pháp hiệu quả. 

Nếu các phương pháp trên không đủ khả năng kiểm soát đường huyết thì sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Tham khảo bài viết: Hợp chất Sulforaphane: Tác dụng xử lý nhiệt và bổ sung dầu

Có chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng không ăn tinh bột và đường, hoặc thậm chí cắt giảm bữa sáng hoặc tối để giảm đường huyết khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. 

Thực tế người bệnh tiểu đường không cần kiêng bất kỳ một loại thực phẩm nào, chỉ cần tuân theo một số nguyên tắc sau để giữ mức đường huyết ổn định:

Người bệnh tiểu đường nên ăn vừa đủ với nhu cầu của cơ thể dựa theo cân nặng, chiều cao, mức độ lao động. Để làm chậm quá trình hấp thu đường sau khi ăn không làm tăng đường huyết thì nên  nên ăn đĩa rau và uống nước canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác.

Nên ăn đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo và chất đạm. Ngoài ra phải bổ sung rau củ quả tươi vào thực đơn, nhưng lưu ý là không ăn hoa quả ngay sau khi ăn bữa chính mà nên ăn vào bữa phụ để tránh tăng đường huyết.

Uống nước chữa bệnh tiểu đường cũng mang lại hiệu quả nhưng phải đúng cách. Bệnh nhân tiểu đường có thể uống các loại nước nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước khoáng – những loại nước không có đường tốt cho sức khỏe… 

Tuyệt đối không nên uống các đồ uống có đường như: CocaCola, Pepsi, Sprite, 7up… Trước, trong và sau vận động, rèn luyện thể dục thể thao cần uống nước, mỗi lần có thể uống khoảng 150ml.

Có chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Tích cực rèn luyện thể chất

Tập luyện thể dục thể thao là liều thuốc tự nhiên rất hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường giúp làm tăng hoạt động của insulin, tăng sử dụng đường ở cơ bắp để làm giảm đường huyết.

Nhưng cần chú ý không không nên tập luyện nếu đường huyết đang ở mức quá cao hoặc quá thấp hoặc đang bị choáng, vã mồ hôi, đau đầu, sốt, buồn nôn…

Người bị tiểu được mắc chứng xương khớp hoặc thần kinh không cảm nhận đau thì không nên đi bộ, nên chọn đạp xe, bơi lội để làm giảm gánh nặng xuống đôi chân.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Hiện nay, tiểu đường là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuổi thọ ở một người bệnh tiểu đường có thể giảm từ 10-15 năm so với người bình thường. 

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị và chăm sóc kịp thời, hợp lý  thì tuổi thọ của bệnh nhân bị tiểu đường có thể kéo dài hơn. 

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường được thống kê khoảng từ 77-81 tuổi. Nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể sống qua tuổi 85 nếu duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. 

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài thêm 13,2-21,1 năm tùy vào lối sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và phương pháp điều trị bệnh.

Có chữa được bệnh tiểu đường không? Thực tế, nếu chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường và có cơ hội cải thiện bệnh. 

Do đó, nên thường xuyên thăm khám định kỳ và nếu đã mắc bệnh thì Sulforaphane Lab hãy tuân thủ lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ để điều trị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường hiệu quả. 

Exit mobile version