Site icon Sulforaphane

Mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường

Insulin và bệnh tiểu đường trên thực tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thiếu insulin hoàn toàn hoặc không hoàn toàn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường chuyển hóa.

Tiểu đường là căn bệnh hiện nay gây ra rất nhiều biến chứng cho các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu insulin và bệnh tiểu đường có mối quan hệ như thể nào qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa bệnh tiểu đường và insulin

Định nghĩa bệnh tiểu đường và insulin

Tiểu đường là căn bệnh rối loạn mãn tính với những đặc điểm, glucose máu tăng kết hợp với sự bất thường trong chuyển hóa carbohydrate, lipid, thần kinh và các bệnh liên quan đến tim mạch do xơ vữa động mạch gây ra. Tiểu đường tuýp 1, 2, 3 và tiểu đường thai kỳ hiện tại là những bệnh tiểu đường nhiều người mắc phải. 

Insulin là hormone được tạo ra bởi các tế bào beta ở tuyến tụy cơ thể tạo ra để luôn giữ mức đường huyết ở phạm vi bình thường.

Insulin có chức năng chính là chuyển glucose từ máu của cơ thể vào các tế bào để tạo ra năng lượng cho các hoạt động. Nếu insulin thì glucose sẽ tích tụ trong máu thay vì cung cấp năng lượng. 

Tham khảo bài viết: Bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời đúng hay sai

Cơ chế tác dụng của insulin

Insulin và tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh lý tự miễn khi các tế bào của tuyến tụy ngừng sản xuất insulin một cách hợp lý hoặc không sản xuất đủ liều lượng cần thiết và glucose trong máu tăng. Những người bị tiểu đường tuýp 1 cần tiêm insulin cho đến hết đời nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng. 

Trẻ em và những ai dưới 30 tuổi thường mắc tiểu đường nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy sau khi người đó bị nhiễm virus, những người được chẩn đoán bị tiểu đường loại 1 thường không có thành viên gia đình mắc bệnh này. 

Insulin và tiểu đường tuýp 2

Insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển khi tuyến tụy không sản sinh ra đủ insulin và insulin được tạo ra không hoạt động tốt như bình thường (hiện tượng kháng insulin), lượng glucose tăng cao hơn mức bình thường. 

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành thường không có triệu chứng nên rất ít người phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có yếu tố di truyền, có lối sống sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Điều trị tiểu đường tuýp 2 phải theo dõi đường huyết thường xuyên, kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường rèn luyện các hoạt động thể chất. 

Tiểu đường thai kỳ và insulin

5 – 10% phụ nữ mang thai mắc phải tiểu đường thai kỳ và biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên người bị mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này.

Để kiểm soát tiểu đường thai kỳ thì phải theo dõi lượng đường trong máu, gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kế hoạch ăn uống lành mạnh và tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên. Có thể tiêm insulin cho các mẹ bầu để kiểm soát lượng đường trong máu cho đến khi em bé được sinh ra. 

Kiểm soát và điều trị đái tháo đường

Kiểm soát và điều trị đái tháo đường

Để điều trị bệnh tiểu đường  phải kết hợp chặt chẽ cả ba yếu tố: chế độ ăn – uống thuốc, hoạt động thể lực, theo dõi glucose máu hàng ngày.

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là HbA1C < 7% và đường máu đói duy trì 3,9 đến 7,2 mmol/l, đường máu 2 giờ sau ăn < 10 mmol/l, cùng với đó là kết hợp điều trị yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Đường huyết bao nhiêu thì tiêm insulin? Insulin được chỉ định tiêm đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và thai kỳ. 

Đối với tiểu đường tuýp 2 khi không kiểm soát được đường máu (Glucose máu > 14mmol/l và HbA1C > 11%), cơ thể bị nhiễm trùng, can thiệp ngoại khoa, suy gan, suy thận, dị ứng với thuốc hạ đường máu sẽ được chỉ định tiêm insulin. 

Insulin thường dùng trong điều trị bệnh tiểu đường

Insulin phải được tiêm bằng ống tiêm, bút hay ống bơm insulin chứ không tồn tại dưới dạng thuốc uống. Có những loại  insulin dùng trong việc điều trị bệnh tiểu đường sau đây:

Insulin tác dụng nhanh – bắt đầu có tác dụng khoảng 15 phút sau khi tiêm, kéo dài từ 3-5 giờ và được tiêm cho bệnh nhân trước khi ăn.

Insulin tác dụng ngắn – tác dụng khoảng 30-60 phút sau khi tiêm và kéo dài từ 5-8 giờ.  Giống như insulin tác dụng nhanh, dạng insulin này cũng được tiêm trước khi ăn.

Insulin tác dụng kéo dài, loại insulin hỗ trợ tiểu đường này chỉ đem lại hiệu quả sau một giờ tiêm nhưng lại có thể có tác dụng đến 26 giờ.

Insulin tác dụng trung bình bắt đầu có tác dụng từ 1-3 giờ sau khi tiêm và kéo dài từ 12-16 giờ. 

Quá trình tiêm insulin diễn ra như thế nào?

Insulin được tiêm dưới da ở nhiều bộ phận khác nhau như đùi hay bụng dưới (tuyết đối không tiêm insulin trong bán kính 5cm tính từ rốn) và bác sĩ có thể hướng dẫn cách tiêm cho bệnh nhân.

Tùy vào mỗi đối tượng sẽ có các phương pháp chữa trị tiểu đường khác nhau. Tiêm insulin sau ăn có được không? Tốt nhất là nên tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy thuộc vào loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi phải ăn là khác nhau như đã đề cập ở phía trên. 

Lăn lọ thuốc (hoặc bút tiêm) có tác dụng làm ấm và trộn đều insulin. vì vậy cần tiêm insulin trước ăn để đạt được hiệu quả cao nhất. Không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.

Các lọ insulin chưa tiêm nên được cất giữ trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc để ở những nơi thoáng mát. Không nên để insulin ở ngoài trời nóng hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Insulin được tiêm dưới da ở nhiều bộ phận khác nhau như đùi hay bụng dưới

Tổng kết insulin và bệnh tiểu đường

Insulin và bệnh tiểu đường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy lượng insulin cần tiêm mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, mức độ vận động thể chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Insulin có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường, nhưng cách tốt nhất Sulforaphane Lab khuyên bệnh nhân vẫn là thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để kiểm soát bệnh.

Exit mobile version