Site icon Sulforaphane

Cách cải thiện chức năng gan với mầm bông cải xanh

Cach cai thien chuc nang gan voi mam bong cai xanh

Cách cải thiện chức năng gan với mầm bông cải xanh

Bông cải xanh có lẽ đã là một “vị khách” thường trực trong căn bếp của mỗi gia đình. Gần đây các nhà khoa học đã nhận thấy một dạng mới của loại rau này – mầm bông cải xanh – thực phẩm cải thiện chức năng gan với công dụng ưu việt hơn gấp nhiều lần bông cải trưởng thành. 

Gan chịu trách nhiệm cho rất nhiều trọng trách trong cơ thể. Vì thế, áp lực đối với cơ quan này cũng rất lớn khiến nó dễ bị tổn thương và sinh ra bệnh. Vậy mầm bông cải xanh có phải là thực phẩm cải thiện chức năng gan tốt không? Cách cải thiện chức năng gan với mầm bông cải xanh như thế nào? Tất cả sẽ được làm rõ với bài viết dưới đây của Sulforaphane LAB.

Tại sao lại là mầm bông cải xanh thay vì bông cải xanh trưởng thành?

Mầm bông cải xanh là một nguồn cung cấp vitamin K tốt hơn, với gần 38 microgam trên mỗi nửa cốc, vượt xa bông cải xanh trưởng thành có chứa 0,4 microgam trên nửa cốc. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng làm cho mầm bông cải xanh nổi tiếng là Sulphoraphane, một hợp chất có đặc tính chống ung thư có ở nồng độ cao trong mầm bông cải xanh 3-4 ngày tuổi.

Mầm bông cải xanh được cho là có nhiều công dụng có lợi khác nhau cho sức khỏe con người có thể kể đến như:

Ngoài những công dụng trên, mầm bông cải xanh còn đang cho thấy nhiều hứa hẹn cho gan – một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta.

Cách cải thiện chức năng gan của mầm bông cải xanh

Bản thân mầm bông cải xanh rất giàu một hoạt chất tự nhiên có tên là Sulforaphane (tên khoa học là Glucoraphanin, SGS). Hoạt chất này tồn tại dưới dạng tiền chất ổn định, và sẽ chỉ được chuyển hoá từ một loại men vi khuẩn đường ruột có tên là Myrosinase của con người.

Trong thực tế, Glucosinolate khi kết hợp với enzyme Myrosinase có nguồn gốc thực vật sẽ tạo ra một phản ứng hóa học. Từ phản ứng ấy, Sulforaphane sẽ được sản sinh, đưa vào ruột non và đến mạch máu. Sau cùng, Sulforaphane sẽ phát huy những tác dụng sinh học khác nhau trong đó có hỗ trợ cải thiện chức năng gan qua nhiều cơ chế khác nhau dưới đây.

Sulforaphane trong bông cải xanh hỗ trợ gan thải độc

Gan tuy là một cơ quan nhỏ bé nhưng cũng chính là cơ quan phải đảm đương rất nhiều trách nhiệm trong việc chuyển hóa cũng như thải độc tố cho cơ thể. Và với môi trường sống độc hại như hiện nay, gan đang phải hoạt động quá công suất mỗi ngày dẫn tới suy giảm chức năng và lâu ngày sẽ biến chuyển thành bệnh.

Việc hấp thụ mầm bông cải xanh có chứa Sulforaphane chính là một giải pháp hữu hiệu cho tình trạng này của gan. Bởi Sulforaphane có khả năng sản sinh một cách mạnh mẽ các men thải độc có lợi có sẵn trong cơ thể. 

Cụ thể hơn, cách cải thiện chức năng gan của Sulforaphane là thúc đẩy các men có khả năng chuyển đổi các chất độc có hại thành các chất vô hại và từ đó thải ra ngoài cơ thể. Một số các độc tố mà Sulforaphane có thể chuyển đổi như:

Sulforaphane cải thiện các chỉ số phản ánh sức khỏe gan

Một trong những chỉ số phổ biến nhất để đo lường sức khỏe gan của cơ thể chính là ALT và γ-GTP. Hai chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc gan của bạn đang chịu một sự tổn thương nhất định hay nói cách khác chính là suy giảm chức năng gan.

Để lý giải công dụng này của Sulforaphane trong mầm bông cải xanh, một thí nghiệm của nhóm nghiên cứu Kagome cùng với đại học Tokai đã được tiến hành. Trong đó, nhóm người có vấn đề về gan sẽ được chia ra làm 2 nhóm:

Các nhóm sẽ được đo chỉ số ALT γ-GTP để theo dõi tác động của Sulforaphane. Sau 2 tháng nghiên cứu, nhóm được hấp thụ Sulforaphane ghi nhận một mức giảm đáng kể 2 chỉ số trên, ngược lại, không có bất kỳ thay đổi nào được ghi nhận ở nhóm dùng giả dược.

Kết quả này đã phần nào chứng minh được mầm bông cải xanh chính là một thực phẩm hỗ trợ cải thiện chức năng gan. Hoạt chất này có thể tăng cường cơ chế bảo vệ của gan như giải độc, chống oxy hóa, chống viêm để từ đó giúp gan hoạt động tốt hơn.

Tìm hiểu thêm về các công dụng bảo vệ gan của Sulforaphane: https://sulforaphane-lab.vn/cac-cong-dung-cua-sulforaphane-trong-viec-tang-cuong-suc-khoe-gan/ 

Cách sử dụng mầm bông cải xanh cải thiện chức năng gan

Cách bảo quản

Từ chợ đến bữa ăn tại nhà, hãy làm lạnh rau mầm ngay trong tủ lạnh sạch ở nhiệt độ 40 °F hoặc thấp hơn. Rửa tay đúng cách trước và sau khi xử lý rau mầm sống. Rửa kỹ rau mầm dưới vòi nước chảy trước khi sử dụng.

Chế biến

Để tránh phải luộc rau mầm trước khi ăn, nhiều người đã chọn cách cho rau mầm vào bữa ăn của mình khi đang nấu nướng. Thật không may, việc luộc hoặc nấu rau mầm có thể giết chết một số chất dinh dưỡng và vitamin trong chúng, và làm giảm bớt một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Chính vì thế, bạn có thể chọn phương pháp ăn sống. Mầm bông cải xanh hoàn toàn an toàn, ngay cả khi ăn sống, và chúng rất tốt cho bạn.

Một số lưu ý 

Tổng kết 

Cách cải thiện chức năng gan bằng việc hấp thụ Sulforaphane từ mầm bông cải xanh đã được kiểm chứng với nhiều chuyên gia trên thế giới. Chính vì thế, để nhận được công dụng này, hãy bổ sung mầm bông cải xanh càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi chuyên mục công dụng về gan để cập nhật nhiều kiến thức sức khỏe có lợi cho cơ quan này. 

Exit mobile version