Site icon Sulforaphane

Cần chữa sớm bệnh gan khô nếu không muốn gặp nguy hiểm

Bệnh gan khô nằm trong số các bệnh lý về gan dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Vậy bệnh gan khô do những nguyên nhân nào gây ra, cách điều trị và phòng ngừa bênh như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Gan khô không phải là một dạng bệnh lý riêng biệt mà nó chính là biến chứng của những căn bệnh về gan khác nhau

Định nghĩa về bệnh gan khô

Khô gan là bệnh gì? Gan khô không phải là một dạng bệnh lý riêng biệt mà nó chính là biến chứng của những căn bệnh về gan khác nhau. Khi chức năng làm việc của gan bị suy giảm, nhất là chức năng đào thải độc tố làm cho độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể khiến cho gan bị khô dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. 

Khi được chẩn đoán gan khô, tức là cơ thể người bệnh đã tồn tại một loại bệnh gan ở giai đoạn nghiêm trọng và đã xuất hiện biến chứng. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành chữa trị kịp thời để cải thiện gan

Bệnh khô gan do những nguyên nhân nào?

Viêm gan do virus: Người bệnh mắc phải viêm gan do virus đặc biệt là virus viêm gan B, C nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời sẽ là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan khô. 

Việc thường xuyên uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc gan bị hủy hoại gây ra tình trạng khô gan đi kèm các biến chứng bệnh thành xơ gan, ung thư gan.

Hiện nay, tình trạng người nhiễm các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan gia tăng nhanh chóng, đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan thô.

Ngoài ra chế độ ăn uống không khoa học như việc ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm mất vệ sinh, ăn ít chất xơ, rau củ quả cũng là nguyên nhân dẫn đến gan khô. 

Người bệnh phải uống nhiều loại thuốc tây cũng sẽ khiến gan không kịp thời thải độc dẫn đến nguy cơ khô gan.

Tham khảo bài viết: Những thông tin cần biết về bệnh gan C siêu vi

Các triệu chứng của bệnh gan khô

Các triệu chứng của bệnh gan khô

Triệu chứng đầu tiên báo hiệu các bệnh lý về gan nói chung và bệnh khô gan nói riêng là vàng da và vàng mắt. Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên, sau đó mức độ vàng da sẽ phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.

Bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới. Khi di chuyển trong máu qua gan thì các tế bào gan và men gan làm biến đổi cấu trúc của bilirubin tạo nên bilirubin liên hợp – bilirubin hòa tan trong nước.

Người thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, suy nhược rất có thể gan đã bị nhiễm độc, khiến việc đào thải độc tố bị khó khăn dẫn đến ăn không ngon.

Phân và màu nước tiểu đổi màu sậm hơn là do những thay đổi trong gan, người bệnh nên để ý mỗi khi đi vệ sinh để có thể đi thăm khám kịp thời tìm nguyên nhân.

Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa: Khi bị nóng gan hoặc khô gan, người bệnh sẽ bị nổi mụn nhọt và ngứa toàn thân, khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Cách chữa bệnh khô gan hiệu quả 

Thuốc chữa bệnh khô gan

Người chẩn đoán mắc bệnh khô gan cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật. Cần cân bằng trong chế độ làm việc và nghỉ ngơi tránh làm việc nặng, quá sức, tránh những tác động xấu đến vùng gan gây vỡ nang gan khi nang có kích thước lớn. 

Loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất và cũng biết đến nhiều nhất là có thể gây hại cho gan là acetaminophen (paracetamol). Thuốc này rất phổ biến trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

Thực tế acetaminophen khi được sử dụng theo chỉ dẫn, cực kỳ an toàn ngay cả đối với những người bị bệnh gan như xơ gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nên uống acetaminophen theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Một nhóm thuốc phổ biến khác có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm gan là các loại thuốc giảm cholesterol, thường được biết đến với tên là statin hồi. Những loại thuốc này đã được sử dụng phổ biến ở người mắc bệnh lý tim mạch, bệnh đái tháo đường hay tăng nồng độ lipid trong máu.

Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày

Vitamin và khoáng chất

Song song với việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể để người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện theo khoa học để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm sau đây: 

Protein (chất đạm): Là chất vô cùng quan trọng đối với người bệnh về gan. Protein sẽ giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa và phục hồi chức năng gan bị suy giảm.

Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày để chữa bệnh gan khô

Chất béo (Fat): Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế  ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Các chất béo tốt đến từ cá, trứng, đậu mè, các loại hạt… tốt cho gan. 

Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho người có những bệnh lý về gan. Mỗi ngày cần đảm bảo đủ lượng rau xanh và hoa quả bổ sung cho cơ thể. Người bệnh gan nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có vị chua.

Bổ sung rau củ quả

Ngoài ra cần ăn nhiều rau xanh, cực kỳ tốt cho gan mang đến nhiều công dụng bảo vệ chức năng gan hoạt động tốt hơn. Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại thô gan, hạn chế gây ra các bệnh về gan nghiêm trọng khác.

Việc thường xuyên ăn súp lơ xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan.

Tổng kết 

Qua bài viết này Sulforaphane Lab cũng đã cung cấp cho các bạn thêm một số nhóm chất dinh dưỡng mà người bệnh nên sử dụng trong thực đơn hằng ngày để mọi người có thể tham khảo.

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cho người bị bệnh gan khô sẽ giúp giảm được những tổn thương nhất định ở gan, hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Exit mobile version