Site icon Sulforaphane

Cơ chế sản sinh khuẩn có lợi của Sulforaphane có hỗ trợ chức năng gan không?

Cơ chế sản sinh khuẩn có lợi của Sulforaphane có hỗ trợ chức năng gan không?

Hỗ trợ chức năng gan bằng cơ chế sản sinh khuẩn có lợi của hoạt chất tự nhiên Sulforaphane? Liệu sulforaphane có hiệu quả thực sự hay chỉ là lý thuyết?

Sulforaphane là một loại hợp chất tự nhiên tồn tại trong các loại cây họ cải, đặc biệt là mầm bông cải xanh. Nó được cho là có khả năng hỗ trợ chức năng gan bằng cách sản sinh vi khuẩn có lợi. Vậy thật hư công dụng này như thế nào? Liều lượng nên sử dụng ra sao?

Vi khuẩn có lợi là gì?

Vi khuẩn có lợi là gì?

Vi khuẩn có lợi (probiotics) hay còn được gọi là lợi khuẩn. Chúng được ví như một cán cân sinh học bởi chức năng cân bằng tổng thể vi khuẩn trong cơ thể người. Những loại vi khuẩn có lợi có thể kể đến như Clostridium Sporogenes, T-103, Geobacter, Prokaryote,…

Một số lợi ích mà khuẩn có lợi mang lại:

Đặc biệt, những vi khuẩn có lợi này có thể được sản sinh nhờ hoạt chất Sulforaphane. Từ đó, nó có thể tạo ra những hiệu quả nhất định trong khả năng hỗ trợ gan – một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể.

Cách nhận biết những bất thường ở gan

Cách nhận biết những bất thường ở gan

Gan còn được gọi là “cơ quan im lặng” vì những căn bệnh ở gan thường không bộc lộ nhiều ra bên ngoài. Khi bạn phát hiện ra thì bệnh đã có thể trở nặng và khó khăn hơn trong khả năng điều trị thành công.

Tuy nhiên, những bất thường ở chức năng gan có thể được phát hiện dễ dàng qua hai chỉ số sau:

Vậy nếu hai chỉ số này đang ở mức quá cao trong gan thì bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tìm những phương pháp điều trị khác. Nếu không, gan có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Sulforaphane hỗ trợ chức năng gan bằng cơ chế sản sinh khuẩn có lợi như thế nào?

Sulforaphane hỗ trợ chức năng gan bằng cơ chế sản sinh khuẩn có lợi như thế nào?

Giúp giảm viêm

Bởi vì Sulforaphane sản sinh lợi khuẩn nên nó có tác dụng rất to lớn trong việc trung hòa độc tố. Thông qua con đường tín hiệu tế bào, cụ thể là tế bào đơn nhân, Sulforaphane có thể tạo ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch.

Bằng con đường tín hiệu tế bào, Sulforaphane sẽ kích thích Nrf2 và ức chế NFkB từ đó thể hiện tác dụng chống viêm, oxi hóa. Cơ chế đặc biệt này của Sulforaphane có thể làm dịu chứng viêm gan, tránh dẫn đến những căn bệnh tồi tệ hơn, đe dọa tới mạng sống con người.

Vô hiệu hóa các chất độc

Sulforaphane được cho là một chất chống oxy hóa. Vì vậy, nó có thể giúp loại bỏ các gốc tự do – những hạt nhỏ làm suy yếu và làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Sự hình thành của các gốc tự do này có thể là do quá trình tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất phụ gia, chất bảo quản hay tia UV từ ánh nắng mặt trời. 

Ngoài ra, với Sulforaphane, hệ thống Nrf2-ARE – một công tắc đặc biệt có nhiệm vụ sản sinh đồng loạt các men thải độc sẽ được kích hoạt. Các chất độc sẽ được đưa ra ngoài cơ thể một cách từ từ và an toàn, hỗ trợ gan trong quá trình thanh lọc, tránh bị suy giảm chức năng.

Ngoài men giải độc, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các loại men khác mà hệ thống Nrf2-ARE có thể sản sinh với sự hỗ trợ của Sulforaphane như stress oxi hóa, viêm nhiễm và thúc đẩy chuyển hóa lipid.  

Ức chế tế bào ung thư gan

Ung thư gan là một bệnh lý phổ biến có thể được gây ra bởi tình trạng xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ hay di truyền. Loại ung thư gan phổ biến nhất hiện nay là ung thư biểu mô tế bào gan, bắt đầu từ tế bào gan chính. Các loại ung thư gan khác, chẳng hạn như ung thư đường mật trong gan và u nguyên bào gan thường sẽ ít gặp hơn.

Ngoài một vài phương pháp điều trị phổ biến như xạ trị, hóa trị, Sulforaphane cũng  được khuyến khích sử dụng như một phương thức hỗ trợ hiệu quả. Hoạt chất này có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách gây ra quá trình Apoptosis.

Với quá trình này, sự hình thành mạch của các tế bào ung thư sẽ gặp phải trở ngại lớn. Khi không thể liên kết bằng các mạch, tế bào ung thư sẽ không thể lấy chất dinh dưỡng và di căn đến các cơ quan tổ chức khác trên cơ thể. Từ đó có thể giúp phác đồ điều trị đối với bệnh nhân ung thư gan trở nên hiệu quả hơn.

Có thể tìm thấy Sulforaphane ở đâu?

Có thể tìm thấy Sulforaphane ở đâu?

Sulforaphane có thể được lấy tự nhiên từ nhiều loại rau họ cải như súp lơ trắng, mù tạt xanh, cải xoăn mầm brussel, cải bắp su hào. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung Sulforaphane vào chế độ ăn uống của mình.

Để tăng lượng hấp thụ, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm hạt mù tạt hoặc bột mù tạt. Những thực phẩm này giàu myrosinase trong chế độ ăn uống, sẽ giúp tăng cường sự sẵn có của Sulforaphane.

Ngoài ra, dạng bổ sung của Sulforaphane thường được tìm thấy ở dạng viên nang, viên nén hoặc bột. Hiện nay cũng có một số thực phẩm chức năng có cung cấp Sulforaphane trên thị trường mà bạn có thể tham khảo.

Sử dụng liều lượng bao nhiêu là đủ?

Sulforaphane đã được chứng minh là khá an toàn đối với sức khỏe con người. Mặc dù vậy nếu sử dụng chúng với liều lượng không hợp lý, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ vô cùng khó chịu. Một số đó bao gồm những căn bệnh tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy hoặc kích ứng ruột, gây ra bởi lượng chất xơ cao trong bông cải xanh.

Cho đến thời điểm này, liều lượng lý tưởng để tiêu thụ Sulforaphane chưa được ghi nhận được nhiều nghiên cứu chính xác. Để có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần tiếp nhận một buổi tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.

Tổng kết

Bằng cơ chế sản sinh khuẩn có lợi, Sulforaphane đã cho thấy tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người nói chung và đối với quá trình hỗ trợ chức năng gan nói riêng. Đừng quên theo dõi những bài viết sắp tới trên chuyên mục tin tức của chúng tôi nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều công dụng thần kỳ của Sulforaphane nhé!

Exit mobile version