- Định nghĩa về bệnh tự kỷ
- Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?
- Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
- Chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em
- Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em
- Cách chữa bệnh tự kỷ cho người lơn và trẻ em
- Tổng kết
Cách chữa bệnh tự kỷ hiện nay rất đa dạng. Thế nhưng bệnh tự kỷ là gì? Dấu hiệu nào cho thấy người bệnh đã mắc chứng tự kỷ?
Chứng bệnh tự kỷ thường xuất hiện ở độ tuổi nào và cách chữa bệnh tự kỷ ở mỗi lứa tuổi có giống nhau hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa về bệnh tự kỷ
Tự kỷ (trong tiếng Anh gọi là autism) là một hội chứng rối loạn phát triển liên quan đến sự phát triển của não bộ với những đặc trưng thường gặp là khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ hành vi, sở thích hạn chế hoặc lặp đi lặp lại.
Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?
Bệnh tự kỷ ở người lớn được xem là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, từ đó làm ảnh hưởng tới các hoạt động của não bộ. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, có những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, Họ sẽ khó kiểm soát sở thích, suy nghĩ cũng như hành động của mình.
Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh dấu hiệu tự kỷ ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung vẫn sẽ có những dấu hiệu chung như sau:
- Người tự kỷ thường có nét mặt thiếu sự biểu cảm, tư thế cơ thể của họ thường không được tự nhiên.
- Bệnh nhân tự kỷ thường khó kết bạn và không thể hòa nhập với người cùng trang lứa. Họ khó có thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện, nếu đã bắt chuyện được thì họ cũng sẽ rất khó để tiếp tục duy trì một cuộc trò chuyện với người đối diện.
- Người tự kỷ thiếu sự đồng cảm với bất kỳ ai. Họ thường không thể thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc đau buồn hay vui vẻ với mọi người. Họ thường gặp khó khăn trong việc chia sẻ, quan tâm với những thành tựu của người khác.
- Người mắc bệnh tự kỷ có thể tiếp thu chậm, học tập kém hoặc ít nói chuyện. Có tới khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện.
- Trong vấn đề thể hiện ngôn ngữ người tự kỷ thường rập khuôn máy móc và hay lặp đi lặp lại một từ hay là cụm từ mà họ đã nghe thấy nó trước đây.
Chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, thường bắt đầu từ khi trẻ trước 3 tuổi và kéo dài đến khi trưởng thành.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen đột biến bất thường. Những vấn đề này hiện tại vẫn đang được y bác sĩ và các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Theo thống kê, tỷ lệ bé trai mắc chứng tự kỷ nhiều hơn bé gái 4-6 lần và có xu hướng gia tăng với tần suất 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%.
Tham khảo bài viết: Khái niệm sulforaphane broccoli sprouts là gì?
Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em
Dấu hiệu của bệnh tự kỷ thường được phát hiện trong hai năm đầu đời của trẻ. Những dấu hiệu này thường phát triển dần dần, mặc dù một vài trẻ mắc chứng tự kỷ vẫn đạt mốc phát triển với tốc độ bình thường và sau đó giảm dần.
- Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội. Trẻ lớn lên thường đi học muộn, ít hòa nhập với bạn bè, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp, không hiểu nghĩa bóng của từ ngữ, khó khăn về học tập nhất là những môn xã hội.
- Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, phát âm vô nghĩa, dạy không nói theo.
- Những bất thường về hành vi, thói quen và ý thích thu hẹp. Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng lại với nguy hiểm vì chúng không cảm nhận được.
- Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm. Một số trẻ có khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn,… nên dễ nhầm tưởng là trẻ thông minh.
Cách chữa bệnh tự kỷ cho người lơn và trẻ em
Bệnh nhân tự kỷ nên ăn gì?
Cách chữa bệnh tự kỷ qua ăn uống sẽ có một số thực phẩm cần bổ sung sau đây:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Nồng độ vitamin D thấp (25-hydroxyvitamin D) sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ vì vitamin D có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch. Trẻ có thể bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây tổn thương cho DNA và sửa chữa tổn thương nếu được bổ sung đủ vitamin D. Ngoài ra, vitamin D còn giảm stress và giảm số lượng các cytokine viêm có trong não gây ra các rối loạn ở trẻ tự kỷ.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, magie, sắt
Vitamin B6, magie sẽ giúp trẻ cải thiện các vấn đề về hành vi, khả năng ngôn ngữ, chỉ số IQ và khả năng tương tác xã hội, bên cạnh đó sẽ làm giảm sự bốc đồng và tăng động ở trẻ.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và hình thành myelin (chất dẫn truyền thần kinh trong não).
Bổ sung axit béo phospholipid
Màng tế bào thần kinh ở một người bình thường có thành phần cấu trúc chính từ axit béo phospholipid – thành phần này có rất ít ở trẻ bị mắc tự kỷ. Để cải thiện chức năng của màng tế bào thần kinh, gia đình cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa axit phospholipid cho trẻ.
Vitamin C và axit amin cần thiết cho trẻ bị tự kỷ
Vitamin C được bổ sung đầy đủ sẽ giúp trẻ giảm các hành vi lặp đi lặp lại của trẻ tự kỷ vì vitamin C ảnh hưởng tới phản ứng của não đối với dopamine 6 – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
Axit amin chứa protein quan trọng cho hoạt động của não bộ từ đó có thể cải thiện sự tập trung, bình tĩnh ở trẻ tự kỷ trong mọi tình huống. Không những vậy, axit amin còn tạo ra chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, cha mẹ cần bổ sung vào thực đơn của con.
Thực phẩm giàu lợi khuẩn, chứa nhiều omega-3
Trẻ tự kỷ thường gặp phải các vấn đề rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và hệ tiêu hóa như: táo bón, ruột kích thích…
Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra sự mất cân bằng về tỷ lệ omega-3 và axit béo omega-6 trong máu của bệnh nhân mắc chứng tự kỷ. Axit béo omega-3 rất quan trọng đối với trẻ tự kỷ vì chất dinh dưỡng này mang lại rất sự phát triển của não bộ và chức năng thần kinh.
Hợp chất sulforaphane – cách chữa bệnh tự kỷ ở người lớn và trẻ em
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đa khoa Nhi Massachusetts và ĐH Johns Hopkins của Mỹ, họ đã phát hiện ra hợp chất sulforaphane có trong các loại rau họ cải như rau chân vịt, súp lơ xanh, bắp cải… là cách chữa bệnh tự kỷ, hợp chất này có thể giúp những người tự kỷ có tinh thần ổn định hơn và hòa nhập tốt hơn với môi trường sống xung quanh.
Nghiên cứu của các nhà khoa học về sulforaphane
Các nhà khoa học phát hiện ra sulforaphane có thể giúp cơ thể chống lại tình trạng căng thẳng, chứng sưng viêm và hư hại ADN lần đầu tiên vào năm 1992. Những người mắc bệnh tự kỷ có xu hướng chịu tổn thương từ cấu trúc bất thường khác nhau trong tế bào, bao gồm cả chứng sưng viêm và hư hại ADN.
Cuộc thí nghiệm được tiến hàng với 44 nam thanh thiếu niên từ độ 13 – 27 tuổi bị tự kỷ mức độ từ trung bình đến nặng. Thuốc có chứa hoạt chất sulforaphane hoặc giả dược (placebo) sẽ được cấp cho những người này mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Sau thời gian thử nghiệm có 40 người đã phản hồi lại tình hình, trong đó có 26 người sử dụng thuốc chứa sulforaphane cải thiện đáng kể về hành vi ứng xử so với những người dùng giả dược.
Giáo sư Andrew Zimmerman đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết đã có sự tiến bộ trong hòa nhập rõ ràng của những người tự kỷ sử dụng thuốc có chứa sulforaphane cải thiện rõ rệt so với nhóm không dùng. Ngoài ra hoạt chất sulforaphane còn có tác dụng trong phòng chống ung thư.
Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu này sẽ mở ra hướng mới trong việc điều chế thuốc có bổ sung chất sulforaphane để giúp người tự kỷ tăng khả năng hòa nhập, giao tiếp xã hội.
Tổng kết
Tự kỷ chỉ là một hội chứng rối loạn phát triển chứ không phải bệnh. Hiện nay qua nhiều nghiên cứu, thế giới vẫn chưa thể lý giải được được nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh tự kỷ hiệu quả nhất. Vì vậy nếu sớm phát hiện trẻ em có dấu hiệu tự kỷ thì cần đưa đến các chuyên gia y khoa để được tư vấn và can thiệp chữa trị kịp thời nhắm sớm giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp cũng như ổn định bệnh, hòa nhập với cộng đồng.