Site icon Sulforaphane

Dấu hiệu và cảnh báo bệnh tâm thần phân liệt nhẹ

Bệnh tâm thần phân liệt nhẹ và nặng phân biệt và nhận biết như thế nào, các mức độ của bệnh ra sao và có thể điều trị dứt điểm hay không. 

Tâm thần phân liệt là bệnh rối loạn tâm thần nặng với các triệu chứng ở từng giai đoạn khác nhau. Bệnh tâm thần phân liệt nhẹ hiện nay có những liệu pháp chữa trị nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tâm thần phân liệt và các rối loạn liên quan

Tâm thần phân liệt và các rối loạn liên quan

Bệnh tâm thần phân liệt hay còn gọi là tâm thần phân liệt chính thức, đây là một loại bệnh tâm thần nặng, đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân.

Tâm thần phân liệt và các rối loạn liên quan tâm thần:

Triệu chứng âm tính của bệnh là sự giảm hoặc thiếu các cảm xúc và hành vi bình thường, chẳng hạn như cảm xúc thờ ơ vô cảm và thiếu động lực.

Rối loạn chức năng nhận thức trong những rối loạn này ảnh hưởng đến sự chú ý, chức năng điều hành và trí nhớ.

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và tiến trình của bệnh, các dấu hiệu sinh học của bệnh nhưng vẫn chưa rõ ràng. 

Nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt chưa rõ nhưng có các bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền và môi trường có thể gây ra bệnh. 

Sự thay đổi cấu trúc não như: giãn rộng não thất, lớp vỏ não mỏng, giảm kích thước của hồi hải mã phía trước và các vùng não khác. 

Những thay đổi trong hóa học thần kinh, đặc biệt là thay đổi hoạt động trong các dấu hiệu truyền dẫn dopamine và glutamate. 

Tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính tiến triển qua nhiều giai đoạn, xuất hiện các triệu chứng loạn thần trung bình từ 12-24 tháng trước khi nhận được chăm sóc y tế.

Trong giai đoạn tiềm phát, bệnh tâm thần phân liệt nhẹ với các triệu chứng không rõ ràng hoặc có thể bị suy giảm về năng lực xã hội, rối loạn nhận thức nhẹ hoặc sự méo mó về tri giác. 

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh tâm thần phân liệt 

Trong giai đoạn tiền triệu chứng, biểu hiệu dưới lâm sàng có thể xuất hiện: sự rút lui hoặc cô lập, dễ cáu kỉnh, đa nghi, những tư duy bất thường, những sự méo mó về tri giác và thiếu tổ chức. Sự khởi phát có thể đột ngột hoặc chậm và âm ỉ trong nhiều năm. 

Trong giai đoạn loạn thần, các triệu chứng đang hoạt động và thường ở mức tồi tệ nhất.

Trong giai đoạn trung gian, triệu chứng có thể xảy ra theo từng thời kỳ, hoặc liên tục; thiếu hụt về chức năng có xu hướng xấu đi.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh tâm thần phân liệt

Trong giai đoạn muộn của bệnh, tình trạng khuyết tật có thể ổn định, xấu đi hoặc thậm chí giảm bớt.

Các loại triệu chứng trong tâm thần phân liệt: dương tính (hoang tưởng và ảo giác), âm tính, thiếu tổ chức, nhận thức. Các triệu chứng âm tính (thiếu hụt) bao gồm: cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn, mất khoái cảm, thiếu sự quan tâm đến các mối quan hệ… dẫn đến động lực kém và giảm sút ý thức về mục tiêu và mục đích.

Các triệu chứng thiếu tổ chức, có thể được coi là một loại triệu chứng dương tính: rối loạn tư duy, hành vi lạ thường, suy nghĩ thiếu tổ chức, diễn đạt rời rạc

Các thiếu hụt về nhận thức bao gồm sự suy giảm trong các khía cạnh sau: tư duy của bệnh nhân có thể không linh hoạt, và khả năng giải quyết vấn đề, hiểu quan điểm của người khác và học hỏi kinh nghiệm có thể bị giảm đi. 

Bệnh tâm thần sống được bao lâu?

Các nghiên cứu cho thấy việc điều trị sớm bệnh sẽ càng tiến triển tốt hơn. Trong 5 năm đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng, chức năng có thể xấu đi và các kỹ năng xã hội và công việc có thể bị suy giảm, với sự sao lãng dần dần trong việc chăm sóc bản thân. Một số bằng chứng cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể giảm đi khi về già, đặc biệt là ở phụ nữ. 

Khoảng 80% người bị tâm thần phân liệt trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm điển hình ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Trong năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán, tiên lượng bệnh có liên quan chặt chẽ đến việc tuân thủ sử dụng các loại thuốc chống loạn thần và phác đồ điều trị bệnh tâm thần. 

⅓ bệnh nhân có sự cải thiện bệnh đáng kể và kéo dài, ⅓ cải thiện phần nào nhưng có sự tái phát liên tục và để lại loạn hoạt năng, ⅓ là tàn tật nghiêm trọng và vĩnh viễn, chỉ có khoảng 15% số bệnh nhân hoàn toàn trở lại bình thường như trước khi phát bệnh. 

Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tốt

Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tốt bao gồm: có chức năng tốt trước khi phát bệnh, khởi phát muộn hoặc đột ngột, suy giảm nhận thức nhẹ, ít triệu chứng âm tính, thời gian loạn thần không được điều trị ngắn. 

Các nghiên cứu cho thấy việc điều trị sớm bệnh sẽ càng tiến triển tốt hơn

Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu

Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm: phát bệnh còn trẻ, chức năng trước khi phát bệnh kém, gia đình đã có người mắc tâm thần phân liệt, nhiều triệu chứng âm tính, thời gian loạn thần không được điều trị dài hơn. 

Nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng ma túy và các chất gây ảo giác khác gây rối loạn trầm trọng đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt và cần được mạnh mẽ ngăn chặn. Sử dụng chất gây nghiện là một yếu tố tiên lượng xấu rõ ràng và có thể dẫn đến tình trạng bỏ thuốc, tái phát lặp lại, tái nhập viện thường xuyên, giảm chức năng xã hội. 

Uống thuốc tâm thần bao lâu?

Uống thuốc chống loạn thần kết hợp phục hồi chức năng, bao gồm khắc phục nhận thức, đào tạo dựa vào cộng đồng và các dịch vụ hỗ trợ, kết hợp tâm lý trị liệu. 

Nếu không dùng duy trì thuốc chống loạn thần sau giai đoạn đầu tiên, 70-80% bệnh nhân sẽ tái phát trong 12 tháng. 

Sử dụng liên tục thuốc chống loạn thần có thể giảm tỷ lệ tái phát trong 1 năm xuống khoảng 30% hoặc thấp hơn với các thuốc tác dụng kéo dài.

Điều trị bằng thuốc liên tục được duy trì từ 1-2 năm sau giai đoạn đầu tiên là cần thiết. Nếu bệnh nhân đã bị bệnh lâu hơn việc dùng thuốc cần được duy trì trong nhiều năm.

Như vậy Sulforaphane nhận thấy phát hiện sớm bệnh tâm thần phân liệt nhẹ và điều trị, phối hợp chăm sóc đặc biệt bao gồm: đào tạo về khả năng phục hồi, liệu pháp cá nhân và gia đình, giải quyết rối loạn nhận thức giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả. 

Tham khảo bài viết: Những điều cần biết: Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt

Exit mobile version