Site icon Sulforaphane

Đi tìm câu trả lời: Bông cải xanh ăn có tốt không?

Bông cải xanh ăn có tốt không, không phải tự nhiên mà loại rau này lại được mệnh danh là siêu thực phẩm vì nó chứa nhiều thành phần dưỡng chất mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người. 

Bông cải xanh ăn có tốt không, tác dụng của nó cụ thể như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết sau đây, cùng theo dõi nhé!

Bông cải xanh là kết quả của việc lai tạo giống cây Brassica ở phía bắc Địa Trung Hải

Bộ phận có thể ăn của bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại cây họ cải ăn bông

Bông cải xanh là một loại cây họ cải (họ Brassicaceae, chi Brassica) có bông lớn thường có màu xanh đậm, thân, cuống và khối đầu hoa được bao bọc bởi lá nhỏ được ăn như một loại rau. 

Bông cải xanh là kết quả của việc lai tạo giống cây Brassica ở phía bắc Địa Trung Hải bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng cuống là bộ phận chứa nhiều xơ hơn cả bông của bông cải xanh,  thậm chí chúng còn có vị ngọt tính mát nên rất dễ ăn. Hãy bóc lớp vỏ bên ngoài phần cuống trước khi nấu và nấu lâu hơn so với các bộ phận khác.

30 gram lá bông cải xanh chứa 43% nhu cầu vitamin C một người cần mỗi ngày. Hàm lượng beta-carotene – hoạt động như chất chống oxy hóa có trong lá cao gấp nhiều lần so với các bộ phận khác, vì vậy nếu bạn đã từng vứt bỏ lá của bông cải xanh đi thì hãy chú ý thông tin này nhé.

Theo nhiều nghiên cứu ăn bông cải xanh kèm theo lá sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh và phòng chống căn bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi hiệu quả. 

Thân bông cải xanh ăn được không? 

Thân bông cải xanh hay còn gọi là phần cùi chứa nhiều sulforaphane – một chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm, có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư (vốn là nguyên nhân tăng trưởng khối u).

Thân bông cải xanh còn chứa hợp chất glucoraphanin, tiền thân của sulforaphane giúp tế bào khỏe mạnh, kháng viêm, bảo vệ cơ thể chống lại những tổn thương. Thân cũng chứa còn chứa hàm lượng chất xơ lớn hơn bất kỳ phần nào trên cây bông cải xanh.

Phần thân có vị ngọt, bạn hãy bóc vỏ để xào, nấu hay luộc chung với một số thực phẩm khác đều có công dụng kích thích vị giác và tăng cường sức khỏe. 

Bông cải xanh chứa 43% nhu cầu vitamin C một người cần mỗi ngày

Bông cải xanh ăn sống được không?

Bông cải xanh có ăn sống được không? Thực phẩm này hoàn toàn có thể ăn sống, đây là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo có thể tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này. 

Nghiên cứu cho thấy, người tham gia ăn bông cải xanh sống hấp thụ lượng hoạt chất sulforaphane nhanh và nhiều hơn gấp 10 lần những người ăn bông cải xanh đã nấu chín.

Để an toàn khi ăn sống, bạn cần rửa thật kỹ bông cải xanh dưới vòi nước sau đó ngâm chúng trong nước muối có trộn một muỗng bột năng (hoặc baking soda) từ 5-10 phút để loại bỏ sâu bọ và hàm lượng chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, người bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều bông cải xanh đặc biệt là ăn sống vì nó chứa nhiều hoạt chất khiến bạn đầy bụng, khó tiêu. Nhưng hạn chế việc nấu bông cải xanh ở nhiệt độ quá cao có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin, đặc biệt là nhóm chất phòng chống ung thư sẽ bị giảm, thậm chí là mất hết tác dụng. 

Nếu bạn không thể ăn sống được, có thể luộc hoặc hấp bông cải xanh nhưng tránh nấu ở nhiệt độ cao và quá lâu sẽ phá hủy enzym (glucosinolate như glucoraphanin) có lợi giúp phá vỡ các hóa chất ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là sulforaphane.

Sử dụng bông cải xanh đúng liều lượng

Như vậy ăn bông cải xanh bao nhiêu là đủ, ăn bông cải xanh ăn có tốt không nó còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người. 

Cũng như các loại rau nhà họ cải khác, bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng và phù hợp với hầu hết chế độ ăn, 100gr bông cải xanh chỉ có 35 calo. 

Bông cải xanh còn chứa các chất oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa một số bệnh. Ví dụ như chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa một số bệnh, giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. 

Ăn bông cải xanh thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, người gặp một số vấn đề về sức khỏe cần tránh ăn loại rau này vì nó có một số thành phần gây hại cho sức khỏe. 

Người gặp vấn đề tuyến giáp nên hạn chế ăn bông cải xanh

Người gặp vấn đề tuyến giáp nên hạn chế ăn bông cải xanh

Bông cải xanh chứa chất thiocyanate và progoitrin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tuyến giáp khi nạp vào cơ thể quá nhiều. 

Chuyên san Nutrition Reviews đã đăng tải một nghiên cứu cho thấy thiocyanate và progoitrin có thể làm giảm sự hấp thụ iot,  khiến cơ thể giảm tiết hormone tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc chứng suy giáp.

Nhưng nếu ăn theo khẩu phần rau thông thường thì nguy cơ này khó xảy ra, cùng với việc nấu chín có thể làm giảm nồng độ chất thiocyanate và progoitrin trong bông cải xanh, nên bạn đang gặp phải vấn đề này có thể lưu ý. 

Bông cải xanh chứa lượng lớn chất xơ nên dễ gây ra đầy bụng khi ăn sống, không tốt cho đường ruột của người bị đau dạ dày như đã đề cập ở trên. 

Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) và loãng máu

Lượng vitamin K dồi dào có trong bông cải xanh có thể thay đổi cách cơ thể phản ứng với thuốc đối với người đang dùng thuốc loãng máu, nên cần phải kiêng hoàn toàn thực phẩm này để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) – tình trạng rối loạn mãn tính ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già), thì chất xơ trong bông cải xanh có thể làm tình trạng này nặng hơn nên người bệnh cần chú ý.

Trong bông cải xanh chứa rất nhiều photpho, mà quá nhiều photpho trong máu ở người bị thận có thể gây yếu xương, làm xương dễ gãy nên người bệnh phải đặt biệt lưu tâm. 

Tổng kết bông cải xanh ăn có tốt không?

Bông cải xanh ăn có tốt không, câu trả lời là hoàn toàn có nếu bạn sử dụng loại rau này đúng cách khi bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. 

Nhưng ai đang có vấn đề về sức khỏe như Sulforaphane để cập ở trên thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được cách sử dụng và khối lượng có thể nạp vào cơ thể hằng ngày để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Exit mobile version