Site icon Sulforaphane

Giải đáp thắc mắc: Cách sử dụng lá súp lơ xanh

Lá súp lơ xanh có ăn được không và công dụng của nó như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay.

Trên thực tế, lợi ích mà súp lơ xanh mang lại là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên công dụng của lá súp lơ xanh đang còn được đặt rất nhiều dấu chấm hỏi. 

Lá súp lơ xanh có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao

Lượng calo của một cây súp lơ xanh

Súp lơ là một loại rau ăn hoa thuộc họ cải, nó có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, cùng họ với bắp cải, su hào, cải xoăn và cải Brussels. Hiện nay, súp lơ xanh xứng đáng với danh hiệu “siêu thực phẩm” vì những dưỡng chất tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Súp lơ xanh có bao nhiêu calo? Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA, giá trị dinh dưỡng của 91g súp lơ xanh sống có khoảng: 

Vậy 100g súp lơ xanh bao nhiêu calo? Rau súp lơ xanh bao nhiêu calo? Dưới đây là bảng thành phần cụ thể trong 100g súp lơ:

Ngoài ra, súp lơ xanh cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein dồi dào, đồng thời nó còn chứa sắt, kali, canxi, selen và magie cũng như các vitamin A, C, E, K và một loạt các vitamin B bao gồm cả axit folic. 

Tránh những sai lầm này khi sử dụng súp lơ xanh

Vứt bỏ lá súp lơ xanh khi chế biến

Khi chế biến súp lơ xanh, nhiều người có thói quen vứt bỏ phần lá đi, đây chính là một sai lầm lớn làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thực tế, so với các bộ phận khác thì lá súp lơ xanh có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Đây là chất hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và phòng chống ung thư. Bên cạnh đó lá của súp lơ chứa rất nhiều vitamin A và C cần thiết cho cơ thể.

Có một thống kê gần đây cho thấy, 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày được đáp ứng chỉ bởi 30gr là của súp lơ. Vì vậy đừng bỏ hết lá của súp lơ nhé, hãy tận dụng nó để chế biến món ăn và thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. 

Cuống của súp lơ cũng chữa rất nhiều chất dinh dưỡng

Vứt bỏ cuống của súp lơ

Chúng ta thường cắt bỏ phần cuống của súp lơ vì nghĩ nó không mang lại chất dinh dưỡng nào hết. Tuy nhiên đây lại là một sai lầm phổ biến. Theo các chuyên gia đã chứng minh, phần cuống của súp lơ còn mang lại nhiều chất xơ hơn cả phần bông của nó, và có vị rất ngọt khi được chế biến.

Vì vậy, bạn nên tận dùng để chế biến phần cuống của súp lơ nhé. Nó sẽ thích hợp cho các món xào, súp và salad. Để không bị cứng bạn nên bóc vỏ ngoài của cuống và đun lâu hơn một chút là được.

Sau sinh ăn súp lơ xanh được không?

Sau sinh là thời điểm nhạy cảm nhất của người mẹ, sức khỏe lúc này của mẹ còn khá yếu, thức ăn mẹ nạp vào cơ thể đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu của con. Chính vì vậy, mẹ cần nghiên cứu thật kỹ trước khi ăn bất kỳ loại thực phẩm nào.

Súp lơ xanh là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong tất cả các loại rau. Bởi vậy nên hiện nay, súp lơ được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng và đưa vào thực đơn hằng ngày của mình, ngay cả các mẹ sau sinh.

Tuy nhiên, có khá nhiều tranh cãi quanh việc ăn súp lơ sau sinh hiện nay. Một số ý kiến cho rằng, dùng súp lơ có thể khiến sau sinh bị mất sữa. Thực tế, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc ăn súp lơ xanh sẽ mất sữa.  

Tham khảo: Súp lơ xanh bao nhiêu calo.

Chế biến súp lơ xanh đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất

Rửa súp lơ xanh đúng cách

Hiện nay súp lơ xanh thường được phun một lớp sáp lên bề mặt để thời gian bảo quản được lâu hơn, lớp sáp này thường khó thấm nước nhé. Do đó, khi rửa đơn thuần bằng nước sạch thì lớp sáp này không bị rửa trôi hay loại sạch hoàn toàn bụi bẩn hóa chất bám bên dưới được.

Súp lơ xanh có thể chứa rất nhiều sâu bọ ẩn nấp bên trong. Vì thế, bạn không nên cắt nhỏ trước khi rửa.

Thay vào đó, chúng ta nên rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh hoặc ngâm súp lơ xanh trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút. Cách làm này giúp bạn dễ dàng loại bỏ được sâu bọ và tạp chất có trong súp lơ mà vẫn đảm bảo bảo toàn dinh dưỡng có trong súp lơ.

Dùng dao cắt vụn súp lơ trước khi chế biến

Súp lơ gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành, nếu cắt trực tiếp trên thớt nó sẽ bị vỡ vụn các búp hoa, điều này vừa gây phí phạm không cần thiết vừa làm mất chất dinh dưỡng của súp lơ xanh khi xào nấu.

Chế biến luộc hoặc xào súp lơ trong thời gian dài

Mặc dù, đa số mọi người đều luộc hoặc hấp súp lơ xanh khi ăn, tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể ăn sống. Chúng ta chỉ cần phải rửa thật sạch phần đầu súp lơ dưới vòi nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể. 

Sulforaphane – một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tự nhiên trong súp lơ xanh là đặc tính chống ung thư mạnh mẽ

Súp lơ xanh được nấu chín ở nhiệt độ cao và quá lâu sẽ phá hủy enzym có lợi giúp phá vỡ các hóa chất thành chất chống ung thư. Phương pháp này làm cho các vi chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như riboflavin, folate, và các vitamin B và C trôi ra ngoài nước.

Nếu bạn không thể ăn sống được thì có thể đem súp lơ xanh hấp sơ qua. Nhưng tuyệt đối không được chế biến ở nhiệt độ quá cao có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin dồi dào trong loại thực phẩm này.

Tổng kết

Súp lơ xanh là một loại rau giàu chất dinh dưỡng, hầu hết các bộ phận của nó từ bông, cuống cho đến lá súp lơ xanh đều đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, chẳng hạn giảm viêm, cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Sulforaphane – một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tự nhiên trong súp lơ xanh là đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Sulforaphane trong mầm súp lơ xanh thúc đẩy sản xuất các enzyme bảo vệ mạch máu và giảm số lượng phân tử (ROS) gây tổn thương tế bào tới 73%, từ đó giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, sulforaphane là một hóa chất thực vật, thuộc nhóm isothiocyanate, được chiết suất từ mầm súp lơ xanh, có đặc tính chống ung thư, tốt cho người bị viêm khớp, người cao huyết áp, tim mạch, người bị vấn đề về tiền liệt tuyến và dạ dày.

Exit mobile version