Site icon Sulforaphane

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi và cách khắc phục

Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi khá phổ biến và hệ quả có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ, thậm chí là Alzheimer gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

Vậy suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi là hội chứng gì, có khác gì so với bệnh mất trí nhớ ở người trẻ hiện nay không. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Tình trạng suy giảm trí nhớ hiện nay

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Theo các số liệu thống kê, cứ 3 giây lại có một người Việt Nam mắc phải hội chứng suy giảm trí nhớ. Suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ là thuật ngữ chỉ tình trạng não bộ hoạt động không bình thường, phổ biến ở người cao tuổi khi não bộ đã bước vào giai đoạn lão hóa mạnh.  

Ở não bộ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh (synap). Từ sau 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mà không có sự sinh sản thêm, vì thế trí nhớ ở người càng lớn tuổi sẽ càng giảm dần theo thời gian. 

Nguyên nhân đầu tiên gây bệnh mất trí nhớ ở người già là do neuron thần kinh bị lão hóa khiến bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái quên lãng. 

Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc phải một số bệnh lý như viêm não, đột quỵ, huyết áp, tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn não,, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hay nghiện rượu… có thể dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ.

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Ngày nay do lối sống thiếu khoa học, cũng như áp lực đến từ xã hội và gia đình mà bệnh mất trí nhớ ở người trẻ cũng đang dần phổ biến và trong tình trạng đáng báo động. 

Áp lực trong công việc, học tập sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do tấn công làm tổn thương hoặc thậm chí là giết chết tế bào thần kinh và gây ra tình trạng thoái hóa não bộ.

Ngủ là khoảng thời gian cho cơ thể phục hồi và thải độc tố. Người có giấc ngủ rối loạn khiến cho quá trình này bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.

Chế độ dinh dưỡng nhiều đường và dầu mỡ động vật chứa cholesterol cao của giới trẻ hiện nay cũng khiến não bộ dễ bị “ăn mòn”, làm giảm khả năng ghi nhớ.

Tham khảo bài viết: Tình hình suy giảm trí nhớ ở thanh niên hiện nay

Cách điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già

Cách điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già

Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ ở người già

Các chất ức chế cholinesterase có hiệu quả nhất trong điều trị triệu chứng sa sút trí tuệ thể nhẹ và trung bình như tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamin.

 Một số thuốc khác như cerebrolysin, ginkgo biloba… có tác dụng cải thiện nhận thức của bệnh nhân sa sút trí tuệ ở giai đoạn khởi phát. 

Thuốc bổ thần kinh như: Idebenone, piracetam, pyritinol. Hoạt chất memantine sử dụng cho người bị Alzheimer vừa và nặng.

Dinh dưỡng cho người lớn tuổi 

Ở người lớn tuổi cũng như bình thường nên hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật bão hòa và cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật. 

Thay vào đó hay bổ sung vào thực đơn hằng ngày lượng chất béo dưới 25% tổng nhu cầu năng lượng dưới dạng omega-3 có nhiều trong các loại cá có công dụng giúp tế bào não chống lão hóa hiệu quả. 

Vitamin và các khoáng chất

Folate và vitamin B12 giúp giảm homocysteine – chất gia tăng nguy cơ Alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch ở người lớn tuổi. 

Vitamin E và C đều là chất chống oxy hóa khống chế các gốc tự do làm tế bào não bộ bị tổn thương, đào thải các tế bào sắc tố đen hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy uống song song vitamin E và vitamin C sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Trong quá trình truyền tải thông tin đến não bộ, các protein có hại được sinh ra sẽ gây cản trở rất lớn. Khi bổ sung kết hợp vitamin E và C sẽ tạo ra tác động tiêu diệt, loại bỏ các phân tử có hại. 

Axit Folic giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, có tác dụng điều trị chứng mất trí nhớ, nghe kém do tuổi tác, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ ở người lớn tuổi. 

Bên cạnh đó, axit Folic (Vitamin B9) là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh cho ông bà cha mẹ cải thiện trí nhớ

PS (Phosphatidylserine) và sulforaphane 

PS (Phosphatidylserine) là một hóa chất quan trọng, là một phần của cấu trúc tế bào và là chìa khóa trong việc duy trì chức năng tế bào, đặc biệt là não bộ. 

Đây là hoạt chất cấu tạo nên màng trong của các tế bào nơron thần kinh, giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Bông cải xanh chứa hai dưỡng chất cải thiện chức năng não, gồm vitamin K giúp tăng cường khả năng nhận thức và choline giúp cải thiện trí nhớ. 

Bên cạnh đó, trong bông cải xanh chứa một lượng lớn axit folic giúp phòng tránh bệnh Alzheimer. 

Một nghiên cứu vào năm 2011 của Đại học Dundee (Anh) phát hiện hoạt chất sulforaphane trong bông cải xanh cũng có thể duy trì đầu óc minh mẫn khi về già.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Con cháu phải luôn tạo cảm giác vui vẻ, thư giãn cho ông bà và cha mẹ để tránh họ rơi vào trạng thái căng thẳng quá lâu. 

Người cao tuổi nên có các hoạt động rèn luyện não bộ như đọc sách, báo, chơi các trò chơi tư duy như chơi cờ vua, cờ tướng… vào thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình. Tích cực cho ông bà, cha mẹ tham gia các hoạt động cộng đồng để mở rộng mối quan hệ giúp cho trí não vui vẻ.

Dành ra 15-30 phút mỗi ngày để rèn luyện khả năng ghi nhớ của bản thân bằng các trò chơi trí tuệ.

Rèn luyện thể dục thể thao để vừa khỏe mạnh cũng như là cách để thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não bộ, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ rất tốt.

Tuy khoa học phát triển nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho chứng suy giảm trí nhớ hay Alzheimer mà chỉ có những loại thuốc làm suy giảm triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. 

Sulforaphane lưu ý vì người bệnh suy giảm trí nhớ sẽ nhớ nhớ quên quên nên khi sử dụng thuốc cần có sự giám sát của gia đình. Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi cần được điều trị càng sớm càng tốt để người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn, sống vui vẻ hạnh phúc bên con cháu. 

Exit mobile version