Site icon Sulforaphane

Loại rau họ cải – bông cải xanh dinh dưỡng chứa những gì?

Bông cải xanh dinh dưỡng, thành phần có những gì mà lại có nhiều công dụng cho sức khỏe của con người và được sử dụng phổ biến hiện nay như vậy. 

Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bông cải xanh dinh dưỡng bao gồm những thành phần nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi. 

100g bông cải xanh cung cấp đến 2.8g chất đạm

100g bông cải xanh bao nhiêu protein?

Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh, tên tiếng Anh là Broccoli, tên khoa học là Brassica oleracea var.italica Planck, Cruciferae. Loại rau này hiện nay đã xuất hiện hầu hết tất cả các quốc gia và trở thành món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình. 

Trong 100 gram bông cải xanh chứ chỉ 34 calo, cụ thể: 

Như vậy, 100g bông cải xanh cung cấp đến 2.8g chất đạm – cung cấp protein dồi dào cho cơ thể con người. Protein có trong súp lơ xanh rất tốt cho cơ thể chúng ta, hơn nhiều với các loại Protein từ thực vật khác.

Protein là thành phần xây dựng của cơ thể, cần thiết cho cả sự phát triển và duy trì cơ bắp cũng như sức khỏe. Hàm lượng protein trong bông cải xanh tương đối cao, hiếm 29% trọng lượng khô so với hầu hết các loại rau.

Vitamin và khoáng chất có trong bông cải xanh

Bông cải xanh còn chứa nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên như sulforaphane, indole-3-carbinol, carotenoid, kaempferol, quercetin. Tác dụng của bông cải xanh đối với sức khỏe cần biết:

Bông cải xanh dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư và thoái hóa khớp mà còn là “trợ thủ” đắc lực trong công cuộc làm đẹp của phụ nữ. 

Bông cải xanh trong làm đẹp 

Giúp mái tóc chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư da

Bông cải xanh giàu vitamin A, C và canxi kích thích sự phát triển của các nang tóc vì các loại vitamin này thúc đẩy sự sản sinh bã nhờn đóng vai trò như chất dưỡng ẩm, giúp nuôi dưỡng da đầu và mái tóc.

Bông cải xanh là thực phẩm có hiệu quả hàng đầu trong việc giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da.Trong loại rau này có chứa các thành phần có khả năng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, loại bỏ các tế bào ung thư. 

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tiêu thụ 2 khẩu phần bông cải xanh mỗi ngày sẽ giúp  giảm nguy cơ gây bệnh ung thư ruột, dạ dày, trực tràng, phổi… lên đến 50%

Indol và sulforaphane có trong bông cải xanh sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh ung thư vú, tử cung, da…

Indol và sulforaphane có trong bông cải xanh sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh ung thư

Kháng viêm, trẻ hóa vùng da bị tổn thương

Bông cải xanh có chứa glucoraphanin có khả năng chuyển hóa thành sulforaphane khôi phục làn da bị xỉn màu, rám nắng, cải thiện vẻ ngoài tươi trẻ cho làn da.

Vitamin C có tác dụng thúc đẩy sự sản sinh collagen cùng vitamin A giúp bảo vệ lớp màng tế bào da khỏi các tác hại của tia cực tím (tia UV).

Kaempferol trong bông cải xanh có làm giảm tác động của những tác nhân liên quan đến dị ứng đối với cơ thể người. Axit béo omega-3 cao trong loại rau này đã được chứng minh là có tính chất chống lại viêm nhiễm.

Sulforaphane có khả năng làm giảm tình trạng viêm nhiễm và nổi đỏ của da do việc tiếp xúc với ánh mặt trời gây ra. Glucoraphanin một hợp chất hữu cơ đặc biệt trong bông cải xanh có khả năng tái tạo làn da.

Vitamin C, B và E cũng như beta-carotene trong bông cải có thể giúp làm giảm tình trạng tăng sắc tố da, chống lại sự gây hại của các gốc tự do, sự hình thành nếp nhăn và vết chân chim, đồi mồi. 

Các khoáng chất như đồng, selen, kẽm và photpho, vitamin C và beta-carotene có hiệu quả tăng cường hệ miễn dịch của làn da, bảo vệ làn da bạn tránh khỏi các loại bệnh nhiễm trùng da.

Các công dụng khác của bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa glucoraphanin có khả năng chuyển hóa thành sulforaphane

Cách chế biến bông cải xanh tối ưu dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần nào của bông cải xanh chúng ta cũng có thể sử dụng để chế biến món ăn được từ cuống, lá, thân và bông của nó, vì vậy bạn hãy tránh những quan niệm sai lầm là chỉ có phần bông của bông cải xanh mới ăn được nhé. 

Người bị bệnh loãng màu, dạ dày và gout nên hạn chế ăn bông cải xanh, đặc biệt là bông cải xanh sống. 

Hàm lượng vitamin K có trong loại rau này cao có thể làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu nên cực nguy hiểm cho người bệnh.

Bông cải xanh cũng chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout.

Bông cải xanh có tốt cho bà bầu, nhưng chứa lượng lớn vitamin C cao,  phụ nữ mang thai tiêu thụ vitamin C quá mức quy định có thể dẫn đến bệnh gout, sỏi thận, dị tật thai nhi thậm chí là sảy thai do dư thừa C nên mẹ bầu cần lưu ý. 

Không nên cắt nhỏ bông cải xanh rồi mới rửa khi sơ chế mà cần phải rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng từ 5-10 phút để loại bỏ các loại vi khuẩn và thuốc trừ sâu nếu có. 

Tổng kết bông cải xanh dinh dưỡng

Bông cải xanh dinh dưỡng cao nên hoàn toàn có thể ăn sống, tuy nhiên nếu bị đau dạ dày và một số bệnh đã cảnh báo, hay đơn giản là không thể ăn sống thì bạn có thể nấu chín nhưng không nấu quá kỹ ở nhiệt độ cao làm mất các chất dinh dưỡng, các hoạt chất sinh hoạt tự nhiên có trong loại rau này, đặc biệt là sulforaphane – hợp chất thực vật hữu cơ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau.

Exit mobile version