Bệnh gan ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Các bệnh lý về gan càng ngày càng phổ biến và gia tăng do nhiều yếu tố tác động từ môi trường cũng như thói quen sinh hoạt và ăn uống của cơ thể.
Vậy bệnh gan ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe, giảm các biểu hiện và tình trạng bệnh, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Hôm nay hãy cùng Sulforaphane tìm hiểu về loại bệnh lý này và những thực phẩm nên sử dụng nhé!
Bệnh gan có triệu chứng gì cụ thể
Có phải bệnh gan nào cũng có triệu chứng giống nhau hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy cảnh báo một người có nguy cơ mắc một số bệnh lý về gan.
Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh gan thường không có biểu hiện rõ ràng nên cần thăm khám bác sĩ để có thông tin bệnh lý chính xác nhất.
Hơi thở có mùi; Màu phân và nước tiểu thay đổi
Gan bị tổn thương, hoạt động yếu dẫn đến khô miệng, sản sinh ra ammonia gây ra hơi thở có mùi hôi, khó chịu. Đi kèm với hôi miệng là vị giác kém, ăn không ngon, chán ăn, toàn thân mệt mỏi.
Chức năng gan suy giảm, không thể thải độc tốt, độc tố thay vì được đào thải ra ngoài thì lại chuyển xuống thận, khiến nước tiểu có màu đậm. Phân thường có màu bạc trắng, trong khi nước tiểu sẫm màu hơn và lượng nước tiểu cũng ít hơn.
Chướng bụng
Nóng gan trong thời gian dài khiến gan bị tổn thương, sưng to và gây trướng bụng, người bệnh có cảm giác chướng bụng, khó chịu. Triệu chứng này dễ dẫn đến biến chứng gan to, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Nổi mụn nhọt, da bị mẩn ngứa
Gan thực hiện nhiệm lọc các chất độc trong cơ thể và đào thải chúng ra bên ngoài. Khi gan bị nóng cũng có nghĩa là chức năng gan đang suy giảm, làm ảnh hưởng đến việc thải độc của cơ thể, khiến độc tố tích tụ lại nhiều. Thay vì thải qua gan, lượng độc này sẽ đi vào da, làm nổi mụn nhọt, gây kích ứng trên da, ngứa ngáy.
Ở mức độ nhẹ, triệu chứng rất phổ biến của nóng gan là mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay. Những mảng da mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể, các vết mề đay khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn khoảng chỉ một tiếng thì hiện tượng này giảm dần, các vết mề đay, nổi mẩn biến mất và người bệnh dần ổn định lại.
Móng tay và màu mắt chuyển vàng, thâm mắt
Khi bị nóng gan, gan bị tổn thương móng tay sẽ chuyển sang màu vàng, nồng độ bilirubin ứ đọng trong máu, làm da chuyển màu. Khi gan không thể thực hiện được chức năng chuyển hóa mật như bình thường, bilirubin tích tụ lại trong máu càng nhiều sẽ gây vàng da. Ngoài ra, vùng da quanh mắt sẽ bị thâm, kèm theo mỏi mắt.
Xơ gan và bệnh gan nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh
Triệu chứng bệnh xơ gan
Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới xơ gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: uống và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C và gan nhiễm mỡ.
Xơ gan có diễn biến biến âm thầm, ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng có thể gặp là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tiêu hóa. Xơ gan sẽ có một số biểu hiện cụ thể như sau:
- Người bệnh sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa
- Hay bị nóng sốt, có cảm giác mệt mỏi
- Thường bị nổi mề đay, nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân
- Phương pháp chữa bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan có chữa được không?
Xơ gan rất nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh xơ gan có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quá trình hồi phục cũng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh vì ở mỗi giai đoạn sẽ có những diễn biến khác nhau, cách điều trị khác nhau.
Nếu bệnh nhân mắc xơ gan ở giai đoạn đầu thì việc phục hồi xơ gan là có thể. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện điều trị và kiểm soát giúp cho mọi chỉ số ổn định trở lại, những tổn thương do xơ gan sẽ không nhiều.
Xơ gan được phát hiện ở giai đoạn cuối thì khả năng phục hồi là rất thấp. Lúc này chỉ có thể thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, còn việc phục hồi hoàn toàn chức năng gan là không thể bởi mô xơ đã xuất hiện quá nhiều.
Bên cạnh đó, những người bị gan nhiễm mỡ, do hóa chất, ứ sắt khi đã biến chứng cũng rất khó để phục hồi. Tuy nhiên nếu xơ gan do viêm gan B, viêm gan C mạn tính lại có thể ức chế virus phát triển hoặc nếu có thì sẽ phát triển chậm.
Người bị bệnh gan nên ăn gì?
Người bệnh gan ăn gì để tốt cho sức khỏe hạn chế tình trạng và triệu chứng bệnh cũng rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Bệnh gan ăn gì: Chế độ ăn giàu đạm tốt, ít béo xấu và ít muối
Chế độ ăn giàu chất đạm, ưu tiên chất đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa. Ngoài ra ngũ cốc và các loại hạt nguyên cám cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và không phải ai cũng biết chất xơ có trong các nó cũng chiếm một hàm lượng rất cao.
Hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao, nên dùng chất béo chuỗi trung bình(MCT) rất tốt cho sức khỏe, nó có trong một số nguồn thực phẩm như dầu dừa. Nên hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, cụ thể: mỗi ngày chỉ nên dùng 2,3 gam muối/người sẽ giúp giảm huyết áp 2-8 mmHg và làm giảm áp lực hoạt động của gan.
Bệnh gan ăn gì: Bổ sung nhiều trái cây và rau củ quả
Ăn nhiều trái cây và rau củ để thải độc cơ thể: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình không thể thiếu rau xanh. Bởi vì đây là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Có rất nhiều loại rau xanh có công dụng làm thuốc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể mà không phải ai cũng biết được điều này.
Trong mỗi cây bông cải xanh đều có chứa chất sulforaphane và glutathione. Sulforaphane là một hoạt chất thực vật tự nhiên giúp cơ thể chống oxy hóa mạnh – có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả, cải thiện chức năng thải độc tự nhiên cho gan một cách hoàn hảo. Vậy, bệnh gan ăn gì? Bông cải xanh hỗ trợ quá trình đào thải độc tố cho gan và hạn chế các loại bệnh lý về gan nguy hiểm.