Site icon Sulforaphane

Người mắc bệnh tiểu đường uống cà phê được không?

Bệnh tiểu đường uống cà phê được không, bệnh tiểu đường có uống trà được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì hai loại thức uống này gần như phổ biến và được sử dụng nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 

Cà phê và trà là 2 thức uống được người trưởng thành yêu thích. Bệnh tiểu đường uống cà phê được không sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây. 

Lợi ích chung của việc uống cà phê đối với mọi người

Lợi ích chung của việc uống cà phê 

Các chuyên gia và giáo sư hàng đầu của trường Đại học Y khoa Johns Hopkins khẳng định trong cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có khả năng chống viêm cũng như nhiều loại bệnh tật rất tốt. 

Nghiên cứu cho thấy người có thói quen uống một cốc cà phê mỗi sáng có nguy cơ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng thấp hơn hẳn những người không uống. 

Cà phê có thể chống lại một số loại bệnh như Alzheimer, im mạch chuyển hoá bao gồm tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, rối loạn mỡ máu…

Một số lợi ích cụ thể mà cà phê mang lại như sau:

Cà phê cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường uống cà phê được không? 

Nhiều lợi ích như thế, vậy câu hỏi đặt ra bệnh tiểu đường uống cà phê được không? Vấn đề này phải xét trên nhiều phương diện và trường hợp cụ thể.

Cà phê là thức uống phổ biến, nhưng nó sẽ không phù hợp với những người có bệnh lý như cao huyết áp, mỡ và đường trong máu cao. Cafein có trong cà phê có thể khiến tình trạng bệnh lý ở người bệnh trở nên nghiêm trọng và điều trị khó khăn hơn.

Thực tế ở người bình thường, nếu uống cà phê lượng vừa đủ giúp cơ thể tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, nhưng lạm dụng cà phê sẽ gây ra căng thẳng, tăng huyết áp, hồi hộp và mất ngủ. 

Cafein có khả năng làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 và khiến tình hình bệnh trở nên khó kiểm soát hơn. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Duke University Medical Center, cà phê làm tăng mức đường huyết trung bình trong ngày lên 8% và tăng lượng đường huyết sau ăn. Mức tăng đường huyết sau ăn sáng, ăn trưa và ăn tối của cà phê là 9%, 15% và 26%.

Lý do cà phê gây tăng đường huyết, thứ nhất do nó có tính kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin dẫn đến đường không thể đi vào tế bào và bị ứ lại trong máu, giảm lượng dung nạp glucose. Thứ hai, cà phê làm tăng adrenalin gây run tay, hồi hộp và tăng huyết áp.

Cách uống cà phê cho người tiểu đường

Cách uống cà phê cho người tiểu đường

Hiện nay, vẫn có nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng cà phê thường xuyên. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường đã được kiểm soát tốt có thể uống cà phê mỗi ngày với lượng vừa phải. Còn những bệnh nhân có lượng đường huyết khó kiểm soát thì cần phải ngừng hẳn việc uống cà phê để bảo vệ sức khỏe. 

Ngoài ra, tiểu đường uống cà phê sữa được không? Câu trả lời là không nên bạn nhé! Sữa đặc dùng chung với cà phê chứa rất nhiều đường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe kể cả ở người bình thường. 

Những người tiểu đường tuýp 2 nếu vẫn muốn uống cà phê thì nên uống loại đã lọc hết cafein, không đường kính và sữa đặc là tốt nhất 

Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt cho sức khỏe?

Nước lọc tốt cho người tiểu đường

Nước lọc là thức ăn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường, đây là loại nước uống không chứa calo, không chứa đường hay tinh bột xấu cho sức khỏe. 

Lượng glucose ở người tiểu đường có xu hướng tăng cao, nó sẽ hút nước từ các mô để duy trì hoạt động khiến người bệnh mất nước. 

Vì vậy lúc này cơ thể người bệnh rất cần uống nhiều nước để giúp làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát đường huyết. 

Uống nhiều nước cũng giúp người bệnh tiểu đường duy trì độ ẩm cho da và phòng ngừa các chứng nhiễm trùng da.

Bệnh tiểu đường có uống trà được không? 

Có bạn nhé, một phân tích tổng hợp về trà và tác động của nó đối với nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường kết luận uống ba tách trà trở lên mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. 

Dưới đây là một số loại trà có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường mà Sulforaphane Lab có thể liệt kê: 

Trà xanh

Trà xanh và chiết xuất trà xanh giúp giảm đường huyết đáng kể nên đóng vai trò lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh béo phì.

Trong trà xanh chứa hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG) được chứng minh có khả năng làm tăng sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ tiểu đường.

Trà xanh và chiết xuất trà xanh giúp giảm đường huyết đáng kể

Trà hoa cúc

Trong trà hoa cúc không chứa caffeine nên hỗ trợ người bệnh tiểu đường ngủ ngon, vì nếu chỉ một đêm ngủ không ngon giấc có thể khiến cơ thể sản xuất insulin kém hiệu quả hơn, có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát glucose giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.

Nghiên cứu năm 2018 cho thấy người bệnh tiểu đường tuýp 2 uống trà hoa cúc 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn trong tám tuần giúp kháng insulin và giảm các dấu hiệu viêm.

Trà đen

Trà đen cải thiện tình trạng kháng insulin hoặc đóng vai trò giống như insulin giúp giảm bớt phản ứng viêm. Trà đen làm giảm sự hấp thụ carbohydrate cải thiện việc kiểm soát đường huyết, vì vậy những người uống trà đen thường xuyên có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thấp hơn hẳn. 

Như vậy câu trả lời cho bệnh tiểu đường uống cà phê được không đã được giải đáp. Loại thức uống như cà phê hay trà, nếu bạn uống đủ lượng và biết kiểm soát tốt thì tình hình bệnh tiểu đường sẽ được duy trì ở mức ổn định và sức khỏe được cải thiện, nên chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. 

Sulforaphane Lab hy vọng với những thông tin trên bạn có thể sử dụng trà và cà phê hiệu quả trong thực đơn hằng ngày của mình. 

Tham khảo bài viết: Thông tin người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?

Exit mobile version