Site icon Sulforaphane

Người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ ngắn hạn có nguy hiểm?

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn thường gặp ở những đối tượng nào và nó có gây nguy hiểm hay hệ lụy cho người mắc bệnh sau thời gian dài hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra hiện nay.

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn là khi một người cứ lúc nhớ lúc quên, khó tập trung hay lơ đễnh vào một vấn đề nào đó. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân của chứng bệnh này qua bài viết dưới đây nhé. 

Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong một miền ký ức tạm thời

Trí nhớ ngắn hạn là gì? Suy giảm trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong một miền ký ức tạm thời với việc chỉ có thể lưu giữ một lượng thông tin rất nhỏ và thời lượng lưu trữ cũng rất ngắn – chỉ được tính là vài giây.

Năm 2010, Đại học Stirling đã nghiên cứu và chỉ ra có mối liên hệ giữa trí nhớ ngắn hạn và vấn đề trầm cảm, mức độ lưu giữ trí nhớ ngắn hạn càng thấp thì nguy cơ bị trầm cảm càng cao. 10-15% người tham gia vào nghiên cứu với trí nhớ ngắn hạn kém nhất có xu hướng bị trầm cảm rất cao. 

Mặt khác người có trí nhớ làm việc (tên gọi khác của trí nhớ ngắn hạn) tốt thì sẽ có thái độ tự tin, lạc quan, có thể duy trì cuộc sống và công việc thành công, hạnh phúc. 

Người có trí nhớ ngắn hạn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường xung quanh – theo một nghiên cứu của Đại học Michigan đã chỉ ra. Hiểu đơn giản là bạn sẽ ghi nhớ rất tốt nếu môi trường xung quanh không gây nhiễu cho não bộ, như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ…

Trí nhớ ngắn hạn là những kí ức không được luyện tập hay duy trì thường xuyên nên chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn được tính bằng giây (thường là 20 – 30 giây, một số thông tin thì có thể lên đến 60s, nhưng đa phần những thông tin này khi được não bộ tiếp nhận khi não bộ tiếp nhận sẽ nhanh chóng biến mất mà không lưu lại một ký ức nào).

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Suy giảm trí nhớ còn được gọi là chứng hay quên – khi chức năng ghi nhớ của não bộ suy giảm hoặc quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ khiến người bệnh thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, hình thành ký ức mới hay tái hiện lại các sự việc trong quá khứ.

Suy giảm trí nhớ kéo dài có thể dẫn đến trí nhớ và khả năng tư duy kém dần theo thời gian dẫn đến sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer, Parkinson. 

Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 18,500 người trong độ tuổi từ 18 đến 99 cho thấy, có đến 20% số người được khảo sát gặp vấn đề về trí nhớ. Trong đó, tỷ lệ gặp phải ở thanh niên là 14%, độ tuổi trung niên là 22% và người cao tuổi là 26%.

Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng người trẻ bị suy giảm trí nhớ đa phần là do các yếu tố về lối sống như stress, áp lực công việc, học tập và nhịp sống hiện đại cuốn họ vào guồng quay không ngừng nghỉ. 

Tham khảo bài viết: Người bị suy giảm trí nhớ phải làm sao để cải thiện bệnh

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn do Covid-19

Ngày nay hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ đến từ rất nhiều nguyên nhân, ngoài ra cũng phải nói thêm là việc trí nhớ giảm sút do hậu Covid-19.

Theo thống kê, có đến 60-80% người gặp phải vấn đề suy giảm trí nhớ, sương mù não là một trong những triệu chứng thần kinh phổ biến nhất được ghi nhận sau Covid-19. Sương mù não không phải là bệnh lý, đây là tình trạng gây ra sự khó chịu về tinh thần như mệt mỏi, kém tập trung, hay quên. 

Sương mù nào có thể ảnh hưởng đến chức năng điều hành và khả năng xử lý thông tin từ đó ảnh hưởng đến não và thị giác do các nguyên nhân: tăng cytokine, tăng phản ứng viêm trong não quá mức cần thiết; tình trạng thiếu oxy não trong quá trình mắc Covid-19; rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ; rối loạn các cơ quan khác ảnh hưởng đến hoạt động của não

Gốc tự do tăng sinh, lối sống không khoa học

Có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mỗi ngày mà không có sự sinh sản thêm do quá trình học tập và lao động làm việc ở độ tuổi sau 25. Đó là lý do vì sao càng lớn tuổi thì trí nhớ ở một người sẽ càng giảm sút nghiêm trọng. 

Ngủ là hoạt động giúp cơ thể thư giãn, phục hồi và nghỉ ngơi sau thời gian học tập và làm việc vất vả sau một ngày dài. Lúc này, quá trình lưu trữ thông tin sẽ diễn ra, do đó chất lượng giấc ngủ kém, thường xuyên bị thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình này khiến cho người bệnh hay quên và suy giảm trí nhớ ngắn hạn.

Hoạt động ngủ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ tốt, vì khi cơ thể thư giãn, phục hồi và nghỉ ngơi sau thời gian học tập và làm việc vất vả cả ngày. Quá trình lưu trữ thông tin thường sẽ diễn ra trong giấc ngủ. Do vậy nếu chất lượng giấc ngủ kém, thường xuyên bị thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình này khiến cho người bệnh dễ bị hay quên và suy giảm trí nhớ ngắn hạn.

Rèn luyện thể chứng cải thiện chứng suy giảm trí nhớ

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Thiếu hụt một số dưỡng chất đóng vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Không bổ sung đủ sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và trí nhớ sa sút. Người thiếu vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, khiến bạn mất trí nhớ ngắn hạn hoặc có thể là dài hạn.

Bởi vì các vitamin nhóm B hỗ trợ sản sinh ra các chất  dẫn truyền thần kinh, quyết định suy nghĩ, cảm xúc cũng như trí nhớ ở một người. 

Nhiều người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, gan thận, thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu lên não,… cũng khiến cho lượng máu cần để nuôi dưỡng bộ nào bị thiếu hụt. 

Điều này làm gia tăng sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ não. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị các loại bệnh này trong thời gian dài cũng có thể khiến trí nhớ bị giảm sút đi rõ.

Tổng kết suy giảm trí nhớ ngắn hạn

Nhìn chung, tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi – suy giảm trí nhớ ngắn hạn thường không quá nguy hiểm nếu phát hiện và có những phương pháp giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng này kịp thời. 

Để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất, Sulforaphane khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất đối với tình trạng bệnh của mình để tránh những biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong tương lai.

Exit mobile version