Tại sao suy giảm trí nhớ xảy ra và những phương pháp nào có thể khắc phục hiệu quả hội chứng này để cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nếu bạn quan tâm đến việc tại sao suy giảm trí nhớ xảy ra, dấu hiệu nào nhận biết cũng như việc điều trị bệnh thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Suy giảm trí nhớ là bệnh gì?
Cấu tạo não bộ của con người luôn chứa đựng những bí ẩn, đặc biệt là khả năng ghi nhớ hay trí nhớ đến nay vẫn được các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục giải mã.
Quá trình ghi nhớ là một điểm trong chuỗi hình thành trí nhớ, bao gồm: tiếp nhận thông tin → xử lý thông tin → đưa thông tin lên vỏ não và lưu lại → tái hiện lại thông tin ấy.
Hai bước xử lý thông tin và đưa thông tin lên vỏ não trong chuỗi trí nhớ gọi chung là sự ghi nhớ và hình thành trên vỏ não đường mòn dấu vết.
Theo các nhà thần kinh học, trí nhớ của mỗi người phụ thuộc phần lớn vào cấu tạo não bộ. Có người nhớ nhanh và lâu, có người hay quên… nguyên nhân chính là vì mật độ chất xám khác nhau nên quá trình cũng như khả năng ghi nhớ khác nhau.
Vậy suy giảm trí nhớ là gì? Hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ được coi là hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là suy giảm chức năng nhận thức.
Suy giảm trí nhớ là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi do chức năng của não bộ bị thoái hóa dần theo thời gian. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng suy giảm trí nhớ ở học sinh đang gia tăng do gánh nặng học tập, sự kỳ vọng của cha mẹ, nhà trường đặt lên vai các em quá nhiều.
Nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ có khi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nó cũng có thể kéo dài dẫn đến sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer, Parkinson khi về già. Tại sao suy giảm trí nhớ hiện nay lại đang xu hướng ở mọi độ tuổi và đáng báo động ở những người trẻ tuổi cũng như các em học sinh, trên thực tế do rất nhiều nguyên nhân sau đây:
Người có giấc ngủ rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ là khoảng thời gian cho cơ thể phục hồi và thải độc tố, các sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, chuyển thông tin đó đến vỏ não và lưu giữ lại khi ngủ. Vì vậy, thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc kéo dài thời gian lâu ngày sẽ khiến cho quá trình phục hồi của cơ thể bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.
Ở các em học sinh độ tuổi dậy thì, hormone thay đổi khiến các em có giấc ngủ rối loạn khiến các em mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đầu óc không tỉnh táo và khó tiếp thu bài học.
Luôn trong trạng thái stress, lối sống không khoa học
Ở những người trẻ tuổi hiện nay do nhiều áp lực cuộc sống từ công việc, học tập dẫn đến việc thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, ám ảnh về công việc kéo dài làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu khoa học làm tăng sinh các gốc tự do gây hại cho cơ thể, khiến bộ não bị ăn mòn giảm khả năng ghi nhớ. Người lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sẽ gây ra rối loạn các chức năng não, rối loạn cảm xúc.
Người bị mất trí nhớ thường do thiếu hụt một số dưỡng như sắt, vitamin nhóm B đặc biệt là B1… là các chất đóng vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền.
Lối sống trì trệ, không tập luyện thể dục thể thao, lười vận động thể chất và suy nghĩ cũng khiến cho bộ não đình công, phản ứng chậm dừng và xảy ra hiện tượng nhớ nhớ quên quên.
Suy giảm trí nhớ ngắn hạn do Covid-19
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân trong đó do hậu Covid-19 hiện nay diễn ra rất nhiều.
Theo thống kê, có đến 60-80% người gặp phải vấn đề suy giảm trí nhớ, sương mù não là một trong những triệu chứng thần kinh phổ biến nhất được ghi nhận sau Covid-19.
Sương mù não không phải là bệnh lý, đây là tình trạng gây ra sự khó chịu về tinh thần như mệt mỏi, kém tập trung, hay quên, ảnh hưởng đến chức năng điều hành và khả năng xử lý thông tin từ đó ảnh hưởng đến não và thị giác.
Tham khảo bài viết: Triệu chứng và nguyên nhân suy giảm trí nhớ tuổi 30
Hệ quả của chứng suy giảm trí nhớ lâu ngày không điều trị
Trước hết người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ chất lượng cuộc sống sẽ đi xuống, khả năng tư duy, tập trung và xử lý công việc kém hơn, chất lượng công việc và học tập giảm sút thấy rõ.
Thống kê cho thấy có khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm với các biểu hiện đặc trưng như: trí nhớ giảm sút, khả năng ngôn ngữ và vận động bị rối loạn, mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi của mình…
Suy giảm trí nhớ kéo dài sẽ diễn tiến thành sa sút trí tuệ, gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi như như teo não, tổn thương chất trắng, giãn não thất trên MRI não.
10% người mắc suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh lý Alzheimer dưới tác động của Amyloid Beta – một loại protein gây ra bệnh Alzheimer. Ở giai đoạn khởi phát Parkinson, người bệnh sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, giảm nhận thức, rối loạn chữ viết…
Cho đến nay, Alzheimer vẫn chưa có cách chữa trị mà chỉ có thể làm chậm diễn tiến của bệnh. Người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau khoảng 8-10 năm.
Tổng kết tại sao suy giảm trí nhớ?
Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nói riêng và mọi người nói chung là có một lối sống khoa học và lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng.
Một ngày dành ra ít nhất 30 phút để tập luyện thể dục thể thao vừa với sức mình để nâng cao sức khỏe từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả.
Có thể sử dụng các loại thuốc bổ não, thực phẩm chức năng dưỡng não để điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tại sao suy giảm trí nhớ và một số hậu quả của bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Sulforaphane hy vọng, bạn đã nắm được một số thông tin bổ ích cho mình và người thân trong việc hạn chế mắc phải căn bệnh này.