Site icon Sulforaphane

Những cách phòng bệnh tâm thần phân liệt hiệu quả

Phòng bệnh tâm thần phân liệt hiệu quả là thông tin mà ai cũng quan tâm đặc biệt là gia đình có người thân mình bị mắc bệnh hoặc đang có dấu hiệu mắc bệnh.

Nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt hiện nay vẫn chưa được tìm ra và xác định rõ ràng, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể có những biện pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt: ảo thanh

Định nghĩa tâm thần phân liệt 

Tâm thần phân liệt là một dạng rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng, đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân.

Bệnh có tình khởi phát khá nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần, nhưng cũng có thể khởi phát chậm dần dần suốt trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm, bệnh xuất hiện ở độ tuổi khá trẻ và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời. 

Triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt 

Chứng hoang tưởng 

Trong giai đoạn tiền triệu chứng, biểu hiệu dưới lâm sàng có thể xuất hiện: sự rút lui hoặc cô lập, dễ cáu kỉnh, đa nghi, những tư duy bất thường, những sự méo mó về tri giác và thiếu tổ chức. Sự khởi phát có thể đột ngột hoặc chậm và âm ỉ trong nhiều năm. 

Triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ giai đoạn đầu là có những ý tưởng sai lầm và không phù hợp với thực tế, hoang tưởng tự cao khi cho rằng mình làm được những điều mà thực tế bệnh nhân không thể.

Người bệnh thường hoang tưởng mình bị hại, cho rằng những người thân, hàng xóm hay ai đó xung quanh đang tìm cách đầu độc, hãm hại mình. Ngoài ra họ thường bị hoang tưởng chi phối, luôn nghĩ có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của họ như thần tiên hay ma quỷ.

Chứng ảo thanh

Người bệnh tâm thần phân liệt hay ghe giọng nói, âm thanh vang lên trong đầu hay vang bên tai mang tính tiêu cực như đe dọa buộc tội, chửi bới hay cười nhạo và họ sẽ có phản ứng lại như bịt tai, sợ hãi ngồi thu mình, nổi điên lên. 

Chứng rối loạn suy nghĩ 

Người bệnh thường có những lời nói khó hiểu, lộn xộn, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngừng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác.

Trong giai đoạn muộn của bệnh, tình trạng khuyết tật có thể ổn định, xấu đi hoặc thậm chí giảm bớt.

Các thiếu hụt về nhận thức bao gồm sự suy giảm trong các khía cạnh sau: tư duy của bệnh nhân có thể không linh hoạt, và khả năng giải quyết vấn đề, hiểu quan điểm của người khác và học hỏi kinh nghiệm có thể bị giảm đi. 

Biện pháp chữa và hạn chế triệu chứng bệnh tâm thần tại nhà

Tham khảo bài viết: Những điều cần biết: Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt

Chữa và phòng bệnh tâm thần phân liệt

Biện pháp chữa và hạn chế triệu chứng bệnh tâm thần tại nhà

Trước đây, tâm thần phân liệt được cho là một bệnh nội sinh do cơ thể tự sinh ra và không có nguyên nhân.

Nhưng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dẫn truyền thần kinh ở các khớp nối của tế bào thần kinh, biến đổi gen, yếu tố miễn dịch, nhiễm virus, yếu tố tôn giáo là nguyên nhân gây tâm thần phân liệt. 

Các nghiên cứu đã mở ra cách nhìn nhận đúng và mở ra phương pháp điều trị và phòng bệnh tâm thần phân liệt mới, mang đến cơ hội cho bệnh nhân. Như vậy nếu phát hiện bệnh giai đoạn sớm và điều trị đúng cách người bệnh sẽ có nhiều cơ hội thuyên giảm bệnh và có thể khỏi hẳn.

Trong điều trị tâm thần phân liệt quan trọng nhất là sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động, phục hồi chức năng và sử dụng thuốc.

Bệnh tâm thần sống được bao lâu, chữa khỏi không, không chỉ dựa vào người thầy thuốc mà phụ thuộc rất lớn vào người thân trong gia đình và cộng đồng xung quanh người bệnh.

Điều trị bệnh tâm thần tại nhà

Trong chữa bệnh tâm thần tại nhà người thân trong gia đình phải giám sát bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng, uống thuốc đều đặn, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc nghĩ uống thuốc nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà tự ý điều chỉnh đơn thuốc của bác sĩ

Người thân phải theo dõi tình trạng bệnh cũng như hiệu quả của thuốc đối với các biểu hiện bệnh tâm thần phân liệt, thông báo với bác sĩ khi tái khám để được điều chỉnh liều lượng cho phù hợp, hoặc có biện pháp khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc hoặc dấu hiệu tái phát. 

Người thân có thể hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh cá nhân và làm một số công việc đơn giản trong nhà, tạo điều kiện cho người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện, các hoạt động của gia đình, hoạt động xã hội. 

Không sử dụng chất kích thích nhất là ở tuổi vị thành niên vì lúc này não bộ vẫn còn phát triển

Một số phương pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt

Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm trùng bào thai và tiền sản giật gia tăng khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ. Mẹ trầm cảm, stress cũng có nguy cơ gây bệnh ở trẻ vì vậy mẹ bầu cần chú ý vấn đề cảm xúc của mình. 

Nếu bác sĩ điều trị xác định bệnh tâm thần phân liệt có di truyền trong gia đình, để phòng tránh bệnh xuất hiện ở một thành viên khác cần lưu ý:

– Không sử dụng chất kích thích nhất là ở tuổi vị thành niên vì lúc này não bộ vẫn còn phát triển.

– Tránh bạo hành hoặc các tình huống bi kịch trong gia đình.

– Các mối quan hệ xã hội giúp bạn không cảm thấy cô đơn và giữ cho bản thân bận rộn, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực lâu dần dẫn đến việc hệ thần kinh bị ảnh hưởng. 

– Học cách kiểm soát căng thẳng, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện thể chất lẫn tinh thần. 

– Tránh chấn thương đầu khi tham gia giao thông hoặc chơi các môn thể thao va chạm mạnh.

– Cần gặp bác sĩ tâm lý ngày nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ hoặc có những suy nghĩ kì lạ để phòng bệnh tâm thần phân liệt có thể xảy đến với mình. 

Sulforaphane nhận thấy liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp bạn sớm nhận ra các triệu chứng sớm của bệnh tâm thần phân liệt và hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng của bệnh tới công việc, học tập và cuộc sống. 

 

Exit mobile version