Site icon Sulforaphane

Những nguyên nhân bệnh táo bón và cách phòng bệnh hiệu quả

Nguyên nhân bệnh táo bón hiện nay được biết đến rất nhiều do cuộc sống ngày càng hiện đại nên các thói quen sinh hoạt của mọi người đều xáo trộn và không khoa học.

Vậy bệnh táo bón có thể phòng ngừa được không, nguyên nhân bệnh táo bón là gì? Đây đều là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy nên hôm nay hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bệnh táo bón hiện nay được biết đến rất nhiều do cuộc sống ngày càng hiện đại

Bệnh táo bón là gì?

Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa mà người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đi đại tiện không hết, phân cứng, số lần đi đại tiện ít hơn hoặc chỉ 3 lần/tuần và thường khó khăn, đau đớn khi đi đại tiện.

Mặc dù táo bón không thường xuyên diễn ra phổ biến, tuy nhiên, ở một số người, táo bón gây cản trở sinh hoạt hoặc hạn chế làm các công việc hằng ngày. 

Các nguyên nhân bệnh táo bón thường gặp

Không những bệnh như ung thư mới nguy hiểm, mà thực tế táo bón cũng có thể mang đến nhiều tác hại to lớn cho sức khỏe con người. Phòng chống ung thư hay táo bón đều cần được quan tâm đúng mực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón nhưng nó được chia thành hai nhóm chính: Táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.

Nhóm nguyên nhân táo bón nguyên phát 

Nhóm nguyên nhân này được chia thành ba loại sau: 

Táo bón vận động ruột bình thường hiện nay là loại phổ biến nhất. Mặc dù phân đi qua đại tràng với tốc độ bình thường, nhưng người bệnh cảm thấy khó khăn trong đại tiện.

Táo bón vận động ruột chậm xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn, đặc trưng bởi giảm hoạt động vận động đại tràng. Người bệnh có thể có chướng bụng nhẹ hoặc sờ thấy phân trong đại tràng sigma.

Rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu khiến các cơ ở vùng bụng không thể hoạt động co thắt một cách bình thường, các cơ ở vùng sàn chậu không giãn. Điều này cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài, thời gian đại tiện của người bệnh sẽ kéo dài, cảm giác đi tiêu không hết rất khó chịu.

Nhóm nguyên nhân táo bón thứ phát

Người có thói quen nhịn đi đại tiện

Vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người hình thành nên thói quen nhịn đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra chứng táo bón do phân không được đào thải ra ngoài, mà bị tích tụ trong cơ thể quá lâu. Lâu dần, phân trở nên nhiều, nặng và cứng hơn, khiến việc đi vệ sinh khó khăn, gây đau rát hậu môn.  

Do chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày không hợp lý

Người hấp thụ quá nhiều chất sắt cũng dễ bị táo bón

Người hấp thụ quá nhiều chất sắt

Người trưởng thành cần 8 mg sắt mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nếu nồng độ sắt vượt qua mức này thì  hoạt động của nhu động ruột sẽ bị ảnh hưởng, tích tụ dần và gây ra bệnh táo bón. Vì vậy, nếu muốn bổ sung thêm sắt, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, thì phải theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Thực đơn dinh dưỡng hằng ngày không cân bằng

Uống không đủ nước, ăn quá ít chất xơ (làm phân cứng); Uống nhiều chất cafein như cà phê, trà hoặc rượu – đây là những chất có tác dụng lợi tiểu, làm người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước tương đối, gây ra sự tăng hấp thụ nước từ ruột và điều này làm phân cứng hơn và gây ra táo bón); Ăn thực phẩm giàu chất béo động vật, đường tinh luyện.

Phụ nữ có thai cũng dễ mắc bệnh táo bón

Do một số nguyên nhân như áp lực cơ học của tử cung đè lên ruột, thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm chậm vận động ruột, thay đổi chế độ ăn, vết nứt hậu môn, trĩ, uống thuốc sắt trong khi mang thai.

Một số loại thuốc có thể gây bệnh táo bón

Thuốc chống trầm cảm, kim loại, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng axit, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống viêm không steroid, thuốc có chứa chất gây nghiện, nhiều loại thuốc hướng tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc điều trị bệnh tiểu đường…

Ngoài ra, một số người bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng, sử dụng thường xuyên với liều cao. Khi không uống thuốc thì không thể đi đại tiện, hoặc quá trình đại tiện gặp nhiều khó khăn.

Tham khảo bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì.

Nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ em

Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón. Trẻ ham chơi, nhịn đi tiêu làm phân to, cứng hơn làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng táo bón kéo dài

Táo bón lâu ngày khiến người bệnh mắc bệnh trĩ

Khi bị bệnh táo bón và cách chữa trị không hợp lý, ổ bụng thường xuyên phải gắng sức để đại tiện và vô tình làm cho các búi trĩ to ra, đi đại tiện thường có máu, từ đó làm người bệnh táo bón bị sa búi trĩ. Tình trạng trĩ để lâu sẽ gây nguy hiểm và nhiều biến chứng khác cho người mắc bệnh táo bón nếu không có cách để chữa trị.

Xuất hiện vết nứt hậu môn

Phân khô cứng ngoài việc có thể gây rách niêm mạc ống hậu môn, các lớp cơ thắt ống hậu môn cũng có thể bị ảnh hưởng và bị rách, đây gọi là tình trạng nứt kẽ hậu môn. Không chỉ khiến bệnh nhân đại tiện ra máu mà còn gây đau đớn cho bệnh nhân với những lần đi đại tiện tiếp theo, làm người bệnh luôn có cảm giác sợ hãi khi đi đại tiện.

Táo bón mãn tính có thể gây ra sự tích tụ của phân cứng, phân bị kẹt trong ruột, đôi khi gây tắc ruột do phân.

Sa trực tràng

Tình trạng táo bón kéo dài làm cho các mô của trực tràng thường xuyên căng giãn, lâu dần có thể gây ra tình trạng sa phần niêm mạc ống hậu môn và về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng gây ra sa trực tràng.

Ăn nhiều ranh xanh để phòng ngừa bệnh táo bón

Một số cách phòng ngừa bệnh táo bón

Đã biết nguyên nhân bệnh táo bón thì sẽ có một số phương pháp sau để phòng bệnh: 

Trên đây là toàn bộ thông tin Sulforaphane gửi đến bạn để trả lời cho câu hỏi nguyên nhân bệnh táo bón là gì và một số cách phòng bệnh. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và áp dụng được trong quá trình điều trị bệnh của mình cũng như biết được mức độ bệnh nặng nhẹ như thế nào nhé!

Exit mobile version