Site icon Sulforaphane

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba. Căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể được kiểm soát nhờ chế độ ăn uống dinh dưỡng cân đối và lành mạnh. Vậy bạn đã biết bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý tránh biến chứng bệnh nặng hơn

Những loại thực phẩm nên ăn 

Xây dựng một thực đơn lành mạnh và hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo sức khỏe là vấn đề then chốt trong phác đồ để điều trị bệnh tiểu đường. Sau đây là những loại thực phẩm sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì.

Rau xanh là loại thực phẩm đầu tiên bắt buộc cần được bổ sung vào danh sách thực đơn của người bệnh tiểu đường. Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường chúng ta cần lưu ý là thay vì sử dụng các loại sốt hay gia vị có chất béo để chế biến rau thì hãy chọn cách chế biến bằng cách ăn sống hay hấp, luộc, vì rau trộn để có thể mang lại hiệu quả giảm đường huyết tối ưu. Đối với người tiểu đường mắc bệnh thận, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ rau xanh trong khẩu phần ăn.

Chất béo có trong các loại thực vật như bơ, dầu oliu, có trong các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí…  nó rất có ích cho người bệnh nhân tiểu đường bởi chúng sẽ làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nên sử dụng chúng thay thế cho nguồn chất béo từ động vật.

Trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc tới cá. Cá là loại thực phẩm rất được các bác sĩ khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Các loại cá có đầy đủ chất dinh dưỡng được các bác sĩ khuyên dung như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega 3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch của người bệnh. Chúng ta nên chế biến cá ở dạng dễ hấp thu như hấp, súp… không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ sẽ làm tăng lượng đường trong máu. 

Thịt trắng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường và những người có bệnh lý về tim mạch. Ngoài cá ra, người bệnh tiểu đường nên chọn ăn các loại thịt có màu trắng như thịt gà. Không nên ăn nhiều thịt đỏ (như thịt bò, thịt lợn…). Không nên ăn da, nội tạng động vật.

Một trong những món ăn tốt cho người tiểu đường phải kể đến không thể thiếu là trứng. Trên thực tế, trứng có khả năng làm giảm thiểu các tác nhân gây bệnh tim, thúc đẩy chức năng kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể.

Thường xuyên bổ sung trứng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hạn chế bị viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy insulin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.

Một nghiên cứu mới cho biết: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống lượng đạm cao, bao gồm 2 quả trứng mỗi ngày, đã có rất nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết trong máu..

Trứng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nhưng cholesterol quá cao trong trứng lại không tốt cho người bệnh tiểu đường

Quế là một trong những thức ăn tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Quế có khả năng kiểm soát mức đường huyết rất tốt, lượng cholesterol và triglycerid ở bệnh tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, nó cũng làm tăng độ nhạy insulin cho cơ thể.

Một số nghiên cứu cho thấy, việc theo dõi kiểm soát bệnh tiểu đường lâu dài thường sẽ dựa trên mức độ hemoglobin A1c (mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng). Trong một nghiên cứu mới, những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ hemoglobin A1c giảm gấp đôi so với những bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.

Nghệ không chỉ là gia vị nấu ăn trong mỗi bữa cơm gia đình mà nó còn là gia vị cực kỳ tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.

Curcumin, một thành phần có trong nghệ, có thể làm giảm viêm nhiễm, mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm rất quan trọng vì bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân chính hàng đầu gây ra các bệnh về thận. Tuy nhiên, chất curcumin không tự hấp thụ được mà cần có thêm chất piperine (có nhiều trong tiêu đen) để tăng cường sự hấp thụ lên khoảng 2.000%.

 Trong hạt chia chứa rất nhiều chất xơ và cực kỳ ít tinh bột giúp hạn chế sự gia tăng đường huyết. Trong 28g hạt chia có chứa 12g lượng tinh bột, đường và chất xơ mà chất xơ đã chiếm đến 11g trong các số đó. Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa một cách tốt nhất.

Một lý do khác cũng khiến hạt chia trở thành một trong những loại thực phẩm dành cho người bị bệnh tiểu đường là loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm người bệnh cảm thấy no hơn, có thể hỗ trợ giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bổ sung thêm hạt chia vào khẩu phần ăn thì chất xơ của hạt sẽ làm giảm lượng calo mà người bệnh tiêu thụ trong toàn bộ bữa ăn đó.

Hạt chia là một thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Những loại thực phẩm cần hạn chế đối với người bị bệnh tiểu đường

Bên cạnh thực đơn bệnh tiểu đường nên ăn gì, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ những món ăn cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa. Vậy bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Cụ thể như sau:

Trên đây đều là những món ăn, thực phẩm mà người bệnh tiểu đường cần giảm hoặc “xóa sổ” khỏi thực đơn hàng ngày, hy vọng giúp bạn giải đáp được thắc mắc Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì. Càng hạn chế sử dụng chúng, càng tránh được những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi những người bị mắc bệnh tiểu đường loại II dùng hoạt chất Sulforaphane sẽ nhận thấy sự cải thiện HOMA-IR, thay đổi chỉ số về tình trạng kháng insulin. 

Exit mobile version