Site icon Sulforaphane

Những thực phẩm giàu sulforaphane – sulforaphane rich foods tốt cho sức khỏe

Sulforaphane rich foods được biết đến là những loại thực phẩm giàu hoạt chất Sulforaphane – một chất lưu huỳnh và nitơ hữu cơ tự nhiên mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe. 

Hiện nay để bổ sung sulforaphane thì những loại thực phẩm nào nên đưa vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, sulforaphane rich foods là những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sulforaphane rich foods được biết đến là những loại thực phẩm giàu hoạt chất Sulforaphane

Định nghĩa về hoạt chất sulforaphane

Sulforaphane được biết đến là một loại hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tự nhiên – thuộc nhóm isothiocyanate được nghiên cứu và chứng minh bởi Tiến sĩ Paul Talalay cùng với nhóm cộng sự của mình. 

Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong các loại rau nhà họ cải như bắp cải, su hào, cải xoăn và cải Brussels, đặc biệt là trong súp lơ xanh. Đây là những thực phẩm đã được chứng minh cung cấp lượng sulforaphane dồi dào mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn nhất. 

Hoạt chất này tồn tại trong thực vật dưới dạng tiền chất Sulforaphane Glucosinolate có khả năng kích thích enzyme giúp quá trình tự giải độc trong cơ thể diễn ra một cách tốt nhất. Bổ sung Sulforaphane sẽ giúp cải thiện chỉ số ALT và hỗ trợ giải độc gan, thúc đẩy việc chống lại các tế bào ung thư có trong cơ thể.

Sulforaphane có muôn vàn lợi ích to lớn đến sức khỏe con người, có thể liệt kê sau đây:

4 loại thực phẩm chứa sulforaphane dồi dào

Như đã đề cập ở trên, sulforaphane được biết đến là một loại hoạt chất chứa nhiều trong các loại rau thuộc họ nhà cải. Chúng không chỉ cung cấp cho cơ thể hàm lượng sulforaphane, mà nó còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất vitamin và các chất chống oxy hóa quan trọng khác.

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu sulforaphanesulforaphane rich foods nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình:

4 loại thực phẩm chứa sulforaphane dồi dào

Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh)

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm giàu glucoraphanin – tiền thân của sulforaphane (SFN), còn được biết đến là glucoraphanin sulforaphane.

Thành phần sulforaphane có trong bông cải xanh có thể tăng cường giải độc các chất độc trong không khí và có thể giúp giảm nguy cơ đáng kể mắc một số bệnh ung thư – phòng chống ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày với nguy cơ mắc bệnh ung thư hiện nay. Bông cải xanh có khả năng chữa ung thư vì nó có chứa hợp chất chống oxy hóa là indole-3-carbinol (hay còn gọi là I3C) đã được chứng minh là giảm nguy cơ ung thư vú và các bệnh ung thư liên quan khác.

Trên thực tế, không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư tuyệt đối. Tuy nhiên, Có một số các nghiên cứu đã chứng minh và chỉ ra rằng, thông tin sulforaphane chữa ung thư là hoàn toàn chính xác. Đây là một hoạt chất có tác dụng đến các tế bào gây ung thư hay là một số các tế bào có thể gây ra sự phát triển của các khối u.

Bông cải xanh được nhận thấy là thúc đẩy chu trình tự diệt của tế bào ung thư (apoptosis); ngăn chặn sự tiến triển chu kỳ tế bào và ức chế sự hình thành tế bào ung thư ở người. Ăn bông cải xanh đã được chứng minh là làm giảm chất chuyển hóa estrogen 16alpha-hydroxyestrone. Đây là một chất kích thích ung thư vú.

Tham khảo bài viết: Các phương pháp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Mầm cải Brussel

Mầm cải brussel (hay còn gọi là Brassica) là một loại rau thuộc họ cải giàu các hóa chất thực vật kháng viêm, kháng bệnh đặc biệt là glucosinolate – tiền thân của sulforaphane và nhiều vitamin và dưỡng chất dinh dưỡng khác. 

Một khẩu phần mầm cải brussel 44g cho người bình thường cung cấp khoảng 104 mg glucosinolates. Nhưng cũng cần chú ý thêm các hóa chất thực vật này dễ bị phân hủy khi nấu chín ở nhiệt độ cao từ 9-15 phút sẽ làm giảm từ 18-59% lượng glucosinolate.

Do đó nếu không thể ăn sống được thì việc hấp nó trong 1-3 phút dưới 284oF (140oC) có thể là cách tối ưu hóa được lượng sulforaphane khi nấu ăn. Nếu nấu ở nhiệt độ cao hơn mức này sẽ làm mất glucosinolate như glucoraphanin.

Cải xoong cũng là một loại thực phẩm có chứa chất glucosinolate

Cải bắp, cải xoong

Cải bắp Savoy (cải lá xoăn) và bắp cải đỏ là hai loại rau rất giàu hoạt chất glucosinolate. Trong 45g khẩu phần cải bắp Savoy xắt nhỏ cung cấp 29mg glucosinolate. Tốt nhất nên ăn bắp cải trộn sống để tránh mất các hóa chất thực vật quý giá.

Giống như một số các loại rau họ cải khác, quá trình chế biến sẽ giúp cho việc phân hủy hóa chất thực vật có trong cải bắp và giúp kìm hãm quá trình phản ứng giữa hai enzyme cần thiết để sản xuất hoạt chất Sulforaphane là myrosinase và glucoraphanin, tốt nhất nên ăn bắp cải trộn sống để tránh mất các hóa chất thực vật quý giá.

Cải xoong cũng là một loại thực phẩm có chứa chất glucosinolate, được kích hoạt giúp tạo thành các hợp chất gọi là isothiocyanates trong khi chúng ta ăn hoặc được cắt bằng dao, nhai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cải xoong tươi sống thì hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 lần so với cải xoong đã được nấu chín.

Tổng kết sulforaphane rich foods

Sulforaphane – hoạt chất có trong các loại rau nhà họ cải giúp kích hoạt khi glucophamin tiếp xúc với myrosinase. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sulforaphane, một isothiocyanate có hiệu quả và nhiều tác dụng chống lại các bệnh ung thư như cũng như một số loại bệnh lý khác nhau. 

Sulforaphane được kích hoạt khi glucoraphanin tiếp xúc với myrosinase – một họ của enzyme có vai trò trong phản ứng phòng vệ của thực vật. Myrosinase enzyme chỉ được giải phóng và kích hoạt khi cây bị hư hại. Vì vậy các loại rau họ cải phải được cắt, băm hoặc nhai để giải phóng myrosinase và kích hoạt sulforaphane.

Trên đây Sulforaphane Lab đã gợi ý cho bạn một số thực phẩm giàu sulforaphane – sulforaphane rich foods, mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách nên sử dụng các loại thực phẩm chứa sulforaphane sao cho đúng để có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong nó. 

Exit mobile version