Site icon Sulforaphane

Phương pháp chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt

Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt cần những điều kiện gì, người bệnh tâm thần nào được phép điều trị tại nhà và người thân cần có những kiến thức gì. 

Tâm thần phân liệt là một bệnh mạn tính, tiến triển từ từ theo từng giai đoạn vì vậy người bệnh cần phải được theo dõi và điều trị lâu dài. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi trên cũng như phương pháp chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt hiệu quả. 

Phương pháp chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt số 1 Phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt 

Liệu pháp tâm lý trực tiếp và gián tiếp là biện pháp chữa bệnh tâm thần tại nhà bằng cách tiếp xúc người bệnh với thái độ thông cảm, chia sẻ. 

Liệu pháp hành vi được thực hiện bằng cách uốn nắn, sửa chữa những hành vi tác phong của những bệnh nhân mãn tính do nằm bệnh viện lâu ngày.

Liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội nhằm khắc phục những triệu chứng âm tính và phục hồi chức năng cho những bệnh nhân mãn tính. 

Các loại thuốc chống loạn thần là liệu pháp thông dụng nhằm chống lại khuynh hướng mạn tính cũng như tái phát bệnh. 

Các thuốc chống loạn thần góp phần điều chỉnh các chất hóa học trong não. Thuốc chống loạn thần thế hệ mới hiện nay bao gồm: Risperidone, Olanzapine… có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn thuốc cổ điển, giúp bệnh nhân yên tâm điều trị lâu dài, không cần nằm bệnh viện tâm thần. 

Các loại thuốc thường sử dụng liều cao và dùng lâu ngày nên khi sử dụng phải tuân thủ theo những nguyên tắc và chỉ định của bác sĩ. 

Có thể dùng sốc điện thay thế liệu pháp hóa dược khi liệu pháp này tỏ ra không có tác dụng trong những trường hợp trầm cảm có ý định tự sát, không chịu ăn uống.

Người nhà nên theo dõi chặt chẽ khi kết hợp các loại thuốc hướng thần với nhau hay thuốc an thần kinh với thuốc có tác dụng kháng acetylcholine để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra với bệnh nhân. 

Bệnh tâm thần có thể sống lâu nếu chữa đúng cách

Bệnh tâm thần sống được bao lâu? Các nghiên cứu cho thấy việc điều trị sớm bệnh sẽ càng tiến triển tốt hơn. 

Trong 5 năm đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng, chức năng có thể xấu đi và các kỹ năng xã hội và công việc có thể bị suy giảm, với sự sao lãng dần dần trong việc chăm sóc bản thân. Một số bằng chứng cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể giảm đi khi về già, đặc biệt là ở phụ nữ. 

\Người bệnh tâm thần được điều trị tại nhà

Khoảng 80% người bị tâm thần phân liệt trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm điển hình ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Trong năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán, tiên lượng bệnh có liên quan chặt chẽ đến việc tuân thủ sử dụng các loại thuốc chống loạn thần và phác đồ điều trị bệnh tâm thần. 

⅓ bệnh nhân có sự cải thiện bệnh đáng kể và kéo dài, ⅓ cải thiện phần nào nhưng có sự tái phát liên tục và để lại loạn hoạt năng, ⅓ là tàn tật nghiêm trọng và vĩnh viễn, chỉ có khoảng 15% số bệnh nhân hoàn toàn trở lại bình thường như trước khi phát bệnh. 

Người bệnh tâm thần được điều trị tại nhà

Ai có thể điều trị tại nhà?

Điều trị bệnh tâm thần tại nhà thường  tiếp diễn sau khi bệnh nhân có một thời gian điều trị giai đoạn cấp tại bệnh viện. Khi quyết định cho người bệnh điều trị tại nhà, nhân viên y tế cần hướng dẫn người nhà biết cách chăm sóc bệnh nhân đúng cách, tránh cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi, người bệnh bị xa lánh, kì thị. 

Các bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi đã được điều trị ổn định tại bệnh viện, cơ thể đã thích ứng được với cuộc sống tại gia đình, cộng đồng xã hội và có thể tự chăm sóc cho bản thân với những hoạt động hằng ngày như: vệ sinh cá nhân, tuân thủ điều trị, chịu uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Người bệnh có thể được điều trị tại nhà khi họ không còn những biểu hiện như kích động, tự sát, bỏ ăn, hoang tưởng, ảo giác nặng hoặc có các hành vi nguy hiểm đến tính mạng của chính bản thân hoặc những người xung quanh. 

Chăm sóc người bệnh tại nhà một cách hiệu quả theo hướng dẫn của bác sĩ

Chăm sóc người bệnh tại nhà một cách hiệu quả

Việc điều trị tại nhà muốn phát huy hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp giữa người thân và bác sĩ. Gia đình người bệnh cần nâng cao kiến thức, hiểu biết về bệnh và cách chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt. Thông tin được lấy từ bác sĩ hướng dẫn, sách, báo hoặc tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt do các bác sĩ chuyên khoa tâm thần phụ trách.

Người thân cần biết cách quan sát và theo dõi bệnh nhân, cụ thể: Cách nói chuyện với người bị tâm thần, theo dõi về diễn biến bệnh, theo dõi các triệu chứng về thuốc và các triệu chứng khác. 

Người nhà cần có sổ để ghi chép lại các diễn biến của bệnh để phòng ngừa bệnh có những biểu hiện tái phát như: thay đổi tính cách, thay đổi thói quen sinh hoạt, mất ngủ… để liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế tái khám nếu cần thiết. Theo dõi sát bệnh nhân để kịp thời phát hiện các triệu chứng nặng như tự sát, kích động.

Tham khảo bài viết: Dấu hiệu và cảnh báo bệnh tâm thần phân liệt nhẹ

Uống thuốc tâm thần bao lâu?

Người nhà cần cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh loại thuốc và liều lượng thuốc. 

Phải giám sát người bệnh uống thuốc trước mặt mình vì bệnh nhân tâm thần phân liệt hay từ chối điều trị vì họ cho rằng mình đã khỏi bệnh hoặc cho rằng thuốc độc nên giấu thuốc và không chịu uống, ngoài ra người bệnh có thể uống quá liều nếu biết nơi để thuốc, người nhà cũng cần chú ý. 

Sulforaphane thông tin bệnh tâm thần có khi phải duy trì uống thuốc cả đời, vì vậy chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt không được tự ý cho người bệnh ngưng sử dụng thuốc. Thường xuyên cho bệnh nhân khám định kỳ 2-3 tuần hoặc 1 tháng 1 lần tùy theo thể và tính trạng bệnh. 

Theo dõi các biểu hiện bất thường về cơ thể của người bệnh như các vết thương, sốt, mệt mỏi vì người bệnh có thể tự gây thương tích cho mình. Người nhà cần phải động viên, giúp đỡ và có thái độ cư xử tôn trọng người bệnh, tạo điều kiện cho họ giao tiếp xã hội và làm việc như người bình thường. 

 

Exit mobile version