Site icon Sulforaphane

So sánh hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

So sánh hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh khá phổ biến đặc trưng bởi tình trạng tăng cao bất thường của lượng đường trong máu. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Tiểu đường được chia ra làm 2 loại chính gồm có bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Hai loại này có thể có chung một tên gọi, nhưng giữa chúng luôn tồn tại nhiều điều khác biệt. Bài viết này sẽ chỉ rõ điểm giống và khác nhau giữa tiểu đường tuýp 1 và 2 , từ đó bạn có thể tự phân biệt và nhận biết được đúng tình trạng của mình.

Tổng quan

Về cơ bản, cả hai bệnh đều liên quan đến tình trạng lượng đường trong máu cao bất thường. Đây là một tình huống nguy hiểm và có thể đe dọa tới tính mạng. Nguyên nhân phổi biến thường gặp là do sự thiếu hụt hormone insulin. 

Trong một cơ thể khỏe mạnh, insulin sẽ được sản xuất bởi tuyến tụy của bạn, đi đến máu sau khi bạn ăn để phân hủy đường từ thức ăn trước khi đưa chúng vào các tế bào của bạn – nơi chúng được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng.

Đối với tiểu đường tuýp 1, cơ thể không còn tạo ra bất kỳ insulin nào nữa, có nghĩa là lượng đường trong máu đôi khi tăng đến mức bình lưu. Còn 2 lại là một dạng sinh lý học hoàn toàn khác, khi mà insulin ngày càng kém hiệu quả theo thời gian, thay vì tắt đột ngột. Tình trạng này còn được biết tới với thuật ngữ kháng insulin.

Thống kê cho thấy tiểu đường tuýp 1 chiếm ít hơn 5% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường trong khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là 90 đến 95%. Phần còn lại là các dạng tiểu đường hiếm gặp khác.  

Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là khác nhau

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là một tình trạng tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào cơ thể của bạn. Trong trường hợp này, các tế bào của hệ thống miễn dịch đi theo các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy, khiến quá trình sản xuất insulin bị ngừng lại một cách đột ngột.

Không ai biết chính xác lý do gây nên tiểu đường tuýp 1 nhưng có một số dữ liệu cho thấy nhiễm vi-rút có thể kích hoạt quá trình này nếu bạn đã có sẵn khuynh hướng mắc bệnh. Ngoài ra, khuynh hướng mắc bệnh này cũng có thể di truyền.

Với bệnh tiểu đường tuýp 2, di truyền, bao gồm tiền sử gia đình, cũng có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng ở đây nguy cơ chính là do béo phì hoặc thừa cân, cũng như các yếu tố lối sống khác, chẳng hạn như không vận động và ăn thực phẩm không lành mạnh. 

Khi mắc căn bệnh này, cơ thể vẫn có một số khả năng sản xuất insulin, nhưng đồng thời cũng đã đề kháng với insulin. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào cũng có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin một cách hiệu quả, được gọi là kháng insulin.

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 ảnh hưởng đến các nhóm người khác nhau

Bệnh tiểu đường tuýp 1 từng được gọi là “Bệnh tiểu đường khởi phát vị thành niên” bởi vì, mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng nó thường tấn công trẻ em từ bốn đến sáu tuổi và những người từ 10 đến 14 tuổi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2, ban đầu được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn đặc biệt là những người bị thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phổ biến của những lối sống không lành mạnh, độ tuổi được chẩn đoán đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa đến đáng báo động. 

Các triệu chứng và biến chứng thường giống nhau

Các triệu chứng và biến chứng thường giống nhau

Lượng đường trong máu cao liên tục gây ra các triệu chứng đặc trưng giống nhau của cả hai tuýp bệnh. Các triệu chứng thường biểu hiện giống nhau ở tất cả các dạng bệnh tiểu đường – tăng khát, tăng đi tiểu, mờ mắt, mệt mỏi hơn, giảm cân. 

Vì bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sản xuất rất ít hoặc không có insulin tại thời điểm chẩn đoán, họ có nhiều khả năng phải đến bệnh viện với tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là nhiễm Toan ceton do tiểu đường (DKA). 

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một tình trạng có tên là acamphotisi nigricans. Đó là khi bạn thấy vùng da sau gáy hoặc sau cánh tay, những nơi có nếp gấp dưới da bị thâm đen. Đây là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin, là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2 

Mức đường huyết cao mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, điều này xảy ra tương tự đối với cả hai tuýp bệnh tiểu đường. Chúng bao gồm bệnh tim, các vấn đề về thận, tổn thương dây thần kinh, cắt cụt chi và tổn thương mắt có thể dẫn đến mù lòa

Các phương pháp điều trị khác nhau

Các phương pháp điều trị khác nhau

Chỉ có một phương pháp điều trị cho loại tiểu đường tuýp 1: thay thế insulin. Nếu không có insulin, những người mắc tiểu đường tuýp 1 có thể chết vì các biến chứng như nhiễm Toan ceton do tiểu đường.

Tuy nhiên lại có khá nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2, bắt đầu bằng thuốc uống và thuốc tiêm để kiểm soát lượng đường trong máu, sau đó chuyển sang insulin. Hiện nay, nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang kết hợp các phương pháp này để điều trị.

Ngoài ra, rất nhiều chuyên gia cho rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là nền tảng để kiểm soát cả hai dạng bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm cách cải thiện bệnh tiểu đường: https://sulforaphane-lab.vn/cai-thien-benh-tieu-duong-voi-7-thoi-quen-don-gian-truoc-khi-di-ngu/ 

Chỉ có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng tiểu đường tuýp 1, nhưng bạn có thể ngăn ngừa tuýp 2 bằng cách thay đổi lối sống. Chúng ta có thể lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, tham gia vào hoạt động thể chất nhiều hơn để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.

Tổng kết

Sulforaphane thông tin cả hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Tuy chúng giống nhau về mặt biểu hiện – triệu chứng, nhưng vẫn có những điểm khác nhau để phân biệt như nguyên nhân khởi phát, đối tượng mắc bệnh hay phương pháp điều trị. Nắm được những điểm khác nhau này, bạn có thể có một cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về căn bệnh của mình. 

Exit mobile version