Hỗ trợ gan thận từ Sulforaphane có trong súp lơ và cải xanh có thật sự hiệu quả hay không? Hoạt chất Sulforaphane cải thiện chức năng gan thận như thế nào?
Súp lơ hay bông cải xanh được coi là “siêu thực phẩm” bởi những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, đặc biệt là khả năng hỗ trợ gan thận của chúng. Liệu hoạt chất này có thực sự đem lại công dụng như vậy hay không? Hãy tìm hiểu ngay với bài viết ngày hôm nay nhé.
Tổng quan về Sulforaphane
Sulforaphane đã được phát hiện cách đây 56 năm bởi Giáo sư Paul Talalay tại trường Đại học Y Johns Hopkin – trường đại học tư thục lớn và uy tín nhất trên đất nước Mỹ. Phát hiện này của ông đã được tạp chí y khoa Popular Mechanics đánh giá là “1 trong 100 phát hiện nổi bật của thế kỷ 20”.
Về cơ bản, Sulforaphane là loại hợp chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng tiền chất ổn định có tên là Glucosinolate. Một thống kê cho thấy có đến 132 loại thực vật có chứa hoạt chất này, phần lớn trong số đó là các loại cây họ cải như súp lơ và cải xanh. Tuy nhiên, mỗi loại cải sẽ chứa một hàm lượng Sulforaphane hoặc Glucosinolate khác nhau.
Dù có tồn tại sẵn trong các loại cây họ cải nhưng Sulforaphane chỉ được kích hoạt và phát huy tác dụng khi có phản ứng xảy ra giữa SGS – Glucosinolate và enzyme Myrosinase. Tuy nhiên trong thực tế, rất ít khi xảy ra phản ứng lên men giữa hai chất này. Chỉ khi có những tác động vật lý xảy ra như cắt nhỏ rau hay nhai thì phản ứng lên men, chuyển hóa mới bắt đầu được thực hiện.
Sau khi được chuyển hóa thành công, Sulforaphane sẽ phát huy những hoạt động sinh học khác nhau, tạo ra những lợi ích sức khỏe nhất định cho con người như:
- Diệt khuẩn HP ở dạ dày
- Hạn chế tác hại từ tia cực tím
- Cải thiện chức năng hô hấp
- Cải thiện tình trạng táo bón
- Kiểm soát bệnh tiểu đường
Sulforaphane có hỗ trợ gan thận không?
Gan và thận đều là hai cơ quan giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, xử lý, thanh lọc chất độc cũng như bài tiết chất thải cho toàn bộ cơ thể. Một điều đáng buồn là sớm hay muộn thì khả năng hoạt động và hiệu quả của chúng cũng bị suy giảm do chúng ta liên tục nạp vào cơ thể những chất độc hại bằng một số chế độ ăn uống không hợp lý như:
- Uống rượu bia nhiều
- Sử dụng cà phê, thuốc lá
- Chế độ ăn nhiều dầu mỡ
- Uống ít nước
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chức năng gan và thận có thể được cải thiện nhờ sự trợ giúp từ Sulforaphane. Hoạt chất này hỗ trợ gan thận nhờ hai cơ chế nổi bật là thải độc và bảo vệ sức khỏe.
Sulforaphane giúp đỡ gan thận trong quá trình thải độc cơ thể
Sulforaphane có thể san sẻ một phần công việc để giảm tải áp lực cho gan và thận bằng cách đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Lý do là vì nó có khả năng thúc đẩy sự sản sinh của những loại men chuyển hóa có thể “hô biến” những chất độc hại thành vô hại.
Một bằng chứng có thể chứng minh cho khả năng này là hiệu quả của việc đào thải Aflatoxin. Đây là một độc tố được sản sinh do một số loài Aspergillus có thể gây ra ung thư gan. Theo kết quả của một cuộc thử nghiệm được thực hiện trên 200 cư dân của Khải Đông, Trung Quốc, Sulforaphane thực sự đã giúp giải độc và thúc đẩy bài tiết Aflatoxin.
Thực nghiệm được tiến hành bằng cách chia 200 người tham gia thành hai nhóm. Một nhóm sử dụng mầm bông cải xanh có chứa Sulforaphane, nhóm còn lại uống giả dược (không chứa Sulforaphane). Sau đó, họ thu thập nước tiểu trong 12 giờ vào ban đêm vào ngày thứ 9 hoặc ngày thứ 10 của xét nghiệm và nhận được kết quả cho thấy lượng Aflatoxin được thải ra nhiều hơn ở nhóm sử dụng Sulforaphane.
Sulforaphane bảo vệ thận và gan
Đối với gan
Những căn bệnh về gan sẽ thường xuất hiện một cách từ từ, im lặng và khó nhận biết. Tuy nhiên, tình trạng của gan có thể được chẩn đoán qua chỉ số men gan ALT và γ-GTP. Hai chỉ số này sẽ được giải phóng và đưa ra ngoài bằng đường máu mỗi khi có tế bào gan chết đi. Chính vì thế khi chỉ số này cao lên đồng nghĩa với khả năng gan cũng đã bị tổn thương.
Sulforaphane được cho là có thể giảm mức ALT và γ-GTP một cách đáng kể qua thử nghiệm sử dụng hoạt chất này cho nhóm người có vấn đề về gan. Sau 2 tháng, họ được đo lường chỉ số ALT và γ-GTP và nhận thấy một mức giảm đáng kể. Điều này là do Sulforaphane cải thiện chức năng gan (ngăn ngừa tổn thương) bằng cách tăng cường cơ chế bảo vệ của gan như giải độc, chống oxy hóa, chống viêm.
Đối với thận
Tiểu đường là tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh suy thận do thận bị tổn thương hệ thống lọc. Sulforaphane là yếu tố có thể ngăn cản tình trạng này bởi nó có khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Để kiểm chứng điều này, 17 bệnh nhân đái tháo đường tuýp II (BMI> 30 kg / m2) bị rối loạn điều hòa đường huyết được chia thành hai nhóm dùng Sulforaphane hoặc giả dược. Sau 12 ngày, nhóm dùng Sulforaphane cho thấy sự thay đổi thấp hơn đáng kể của đường huyết lúc đói và HbA1c (một chỉ số về chuyển hóa glucose bất thường).
Kết quả trên đã cho thấy bệnh tiểu đường tuýp II hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng Sulforaphane. Từ đó, hoạt chất này sẽ bảo vệ thận tránh bị suy giảm chức năng và tiến triển thành bệnh.
Cách để có được lượng Sulforaphane lớn nhất từ súp lơ và cải xanh
Với những công dụng tuyệt vời trên của Sulforaphane đối với gan thận, có lẽ không ít người đang mong muốn tìm ra phương pháp để thu được hàm lượng Sulforaphane cao nhất. Dưới đây là một số lời khuyên và lưu ý bạn cần biết.
Chế biến sai cách có thể khiến cho hiệu quả đạt được từ Sulforaphane không được cao. Ví dụ như việc đun sôi súp lơ hay cải xanh sẽ ức chế quá trình sản sinh Sulforaphane và không mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể nào. Thay vào đó hấp chính là một sự lựa chọn tuyệt vời, vừa thu được nhiều Sulforaphane vừa mang lại cảm giác ngon miệng hơn so với ăn sống.
Ngoài ra, Sulforaphane cũng được tìm thấy với hàm lượng cao hơn hẳn trong mầm bông cải xanh từ 1-2 ngày tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với những bông cải trưởng thành, mầm bông cải xanh có chứa gấp 10-100 lần lượng Sulforaphane.
Tổng kết
Hỗ trợ gan thận bằng Sulforaphane là một trong những phương thức đem lại hiệu quả cao và an toàn đối với cơ thể. Để cập nhật thêm về hoạt chất này, hãy theo dõi Sulforaphane LAB ngay vì chúng tôi sẽ trở lại với nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa !