Sulforaphane trong tự nhiên tồn tại ở rất nhiều loại rau xanh như súp lơ, mầm cải… có khả năng hỗ trợ thải độc gan, giảm cân, tránh những loại bệnh ung thư.
Từ nhiều năm trước, người ta đã phát hiện ra một loại hoạt chất có công dụng thần kỳ – Sulforaphane – tồn tại trong các loại thực vật. Vậy Sulforaphane trong tự nhiên có ở các loại thực vật nào? Công dụng của hoạt chất Sulforaphane là gì?
Sulforaphane trong tự nhiên được tìm ra ở những loại thực vật thuộc họ cải
Sulforaphane trong tự nhiên (Công thức phân tử: C6H11NOS2) được giáo sư Paul Talalay cùng nhóm nghiên cứu tìm ra trong thực vật vào năm 1992. Hoạt chất Sulforaphane hoàn toàn tự nhiên và vô cùng lành mạnh. Sau đây là một số loại thực vật có chứa Sulforaphane.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh (bông cải xanh) được giáo sư Paul Talalay nghiên cứu và phát hiện ra rằng chúng chứa một hàm lượng lớn Sulforaphane. Kết quả nghiên cứu này đã gây tiếng vang lớn và tạo bước ngoặt vĩ đại cho nền y học lúc bấy giờ.
Cụ thể, súp lơ xanh là nguồn thực phẩm rất giàu Glucoraphanin, đây là hợp chất tiền thân của Sulforaphane. Vì vậy, ăn súp lơ xanh thường xuyên là cách để bổ sung hoạt chất Sulforaphane một cách lành mạnh nhất.
Mầm cải Brussel
Sulforaphane còn được các nhà khoa học tìm thấy ở mầm cải Brussel. Nhìn chung thì hầu hết các loại rau thuộc họ cải đều chứa Sulforaphane.
Nhưng mầm cải Brussel là một trong số các loại có chứa hàm lượng Sulforaphane cao nhất. Sulforaphane ở loài thực vật này tồn tại dưới dạng Glucosinolate. Trung bình cứ 1 khẩu phần 44g mầm cải này sẽ cung cấp 104 mg Glucosinolates.
Tuy nhiên, việc luộc rau cải trong thời gian 9 – 15 phút sẽ có thể gây phân hủy đến hơn 50% Glucosinolate. Vì vậy, bạn cần chú ý cách chế biến để không làm mất dưỡng chất bên trong rau cải.
Cải bắp
Glucosinolate – tiền thân của Sulforaphane trong tự nhiên còn tồn tại ở các loại cải bắp. Trong đó, loại cải bắp Savoy và bắp cải đỏ chứa nhiều Glucosinolate nhất.
Tương tự như các loại thực vật họ cải khác, việc chế biến có thể gây phân hủy các chất có bên trong chúng. Dẫn đến phản ứng giữa 2 enzyme Myrosinase và Glucoraphanin không thể xảy ra. Từ đó không thể sản xuất ra Sulforaphane.
Trung bình cứ 1 khẩu phần 45g cải bắp Savoy sẽ cung cấp cho chúng ta khoảng 29 mg Glucosinolate. Các nhà khoa học đã khuyên nên ăn bắp cải sống hoặc chỉ luộc sơ để tránh việc Sulforaphane bị phân hủy.
Một số loại thực vật khác
Ngoài 3 loại thực vật kể trên, Sulforaphane còn được tìm thấy ở một số loại rau thuộc họ cải. Chẳng hạn như súp lơ trắng, cải thảo, xà lách, củ cải, su hào,…
Quá trình tối ưu hóa và công dụng thần kỳ của hoạt chất Sulforaphane
Sulforaphane trong tự nhiên mang lại nhiều tác dụng vô cùng thần kỳ, vì vậy trong nhiều năm gần đây các nhà khoa học đã liên tục thực hiện các công trình nghiên cứu nhằm đưa loại hoạt chất này vào việc đẩy lùi các căn bệnh hiểm nghèo.
Sulforaphane được tối ưu hóa
Tối ưu hóa Sulforaphane là một quá trình vô cùng vất vả và khó khăn. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học vào cuối thế kỷ 20 đã dành suốt 7 năm liền để tìm và chọn ra loại thực vật có chứa hàm lượng Sulforaphane cao nhất, chính là súp lơ xanh.
Tuy nhiên, Sulforaphane không bền với nhiệt, nên các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm một công nghệ chiết đặc biệt – chiết lạnh siêu tới hạn. Công nghệ này có rất nhiều ưu điểm so với các quy trình chiết thông thường khác.
Cụ thể là công nghệ chiết lạnh siêu tới hạn vô cùng an toàn. Sản phẩm thu được hầu như tinh khiết hoàn toàn và không bị tồn dư dung môi sau khi hoàn thành quá trình chiết.
Ngày nay, người ta mỗi lúc một chú ý hơn về công dụng Sulforaphane mang lại, vì vậy các cuộc nghiên cứu, tìm ra phương pháp chiết xuất tối ưu được diễn ra khắp thế giới. Một phương pháp khác có thể chiết Sulforaphane là chiết xuất pha rắn.
Công dụng thần kỳ của hoạt chất Sulforaphane
Việc phát hiện ra công dụng Sulforaphane là một bước tiến vĩ đại trong giới y học. Bởi những lợi ích về sức khỏe mà nó mang lại rất lớn. Cụ thể là:
- Khi nhắc đến Sulforaphane, điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến chắc chắn là khả năng ngăn ngừa và chống lại các căn bệnh về ung thư vô cùng hiệu quả
- Kiểm soát đường máu đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ ánh nắng mặt trời lên da
- Thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, giảm các tình trạng táo bón
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, như tự kỷ
- Hoạt chất Sulforaphane có khả năng giảm viêm, kháng sinh
- Sulforaphane giúp cải thiện, bảo vệ gan và thận
Tổng kết
Sulforaphane trong tự nhiên được tìm ra từ các loại rau họ cải, nó mang lại rất nhiều công dụng thần kỳ. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học và y học, Sulforaphane đã được chiết xuất và đưa vào nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng. Hãy thêm nhiều rau cải vào khẩu phần ăn của bạn ngay hôm nay để bổ sung Sulforaphane, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bạn nhé!