Sulforaphane từ súp lơ xanh có thực sự tốt cho sức khỏe hay không? Công dụng chính của sulforaphane là gì? Phương pháp chế biến và sử dụng súp lơ xanh.
Sulforaphane từ súp lơ xanh được mệnh danh là “khắc tinh” của các loại bệnh ung thư, đồng thời có tác dụng mạnh mẽ giúp điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên hoạt chất sulforaphane trong loại thực vật này có thực sự tốt? Công dụng chính của sulforaphane là gì? Phương pháp chế biến và sử dụng súp lơ xanh đúng cách để phát huy hiệu quả? Còn chần gì nữa mà không đến ngay với bài viết sau và cùng Sulforaphane Lab giải đáp mọi băn khoăn về Sulforaphane nhé!
Sulforaphane từ súp lơ xanh có thực sự tốt như lời đồn?
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh sở hữu một lượng lớn glucosinolates
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh sở hữu một lượng lớn glucosinolates, đặc biệt là glucophamin – một tiền chất của sulforaphane. Khi glucophamin tiếp xúc với myrosinase – loại enzyme có trong súp lơ xanh, sẽ kích hoạt hoạt chất sulforaphane, mang đến hiệu quả tuyệt vời chống lại nhiều bệnh lý ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư vú,…
Không chỉ có vậy, chiết xuất sulforaphane trong súp lơ xanh còn giúp phát huy mạnh mẽ tác dụng của các loại thuốc hóa trị, giúp quá trình điều trị ung thư của bệnh nhân được hiệu quả. Vậy tại sao lại chiết xuất sulforaphane từ súp lơ xanh chứ không phải từ các loại cây họ cải khác?
Hàm lượng tiền chất sulforaphane – glucoraphanin
Một nghiên cứu xác định được rằng, hàm lượng tiền chất sulforaphane – glucoraphanin có trong mỗi gram mầm súp lơ xanh là 16,6 mol, trong mỗi gram súp lơ xanh trưởng thành thì hàm lượng này ít hơn ~1,08 mol. Một hàm lượng lớn sulforaphane gấp 10 đến 100 lần cây súp lơ trưởng thành, đã được các nhà khoa học tìm thấy trong mầm cây súp lơ xanh mới mọc 3 ngày.
Trong khi đó, nếu chưa xử lý nhiệt và đông khô, đến 22,8% hàm lượng glucoraphanin sẽ có khả năng hình thành lên hoạt chất sulforaphane. Thế nhưng khi được hấp chín và làm đông khô, tỷ lệ này lại giảm ~4,2%. Đặc biệt, trong ống nghiệm, với điều kiện đun nóng nhẹ (~60°C), tỷ lệ glucoraphanin chuyển hóa thành sulforaphane có thể lên đến 97,9%.
Chính vì vậy, hiệu quả của hoạt chất Sulforaphane có trong bông cải xanh được quyết định bởi các yếu tố như: độ tuổi của rau, loại rau, mức độ hấp thụ của cơ thể và hơn hết là kỹ thuật chế biến của thực phẩm. Nếu không được chế biến đúng cách, nhiệt lượng khi nấu sẽ có thể triệt tiêu sự hình thành của sulforaphane.
Công dụng tuyệt vời của Sulforaphane có trong bông cải xanh
Những đặc tính quý của hoạt chất Sulforaphane có trong bông cải xanh đã mang đến cho loại cây này rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe cũng như có được những tác dụng tốt trong việc điều trị và phòng chống các căn bệnh ung thư.
Một số công dụng Sulforaphane vô cùng tuyệt vời trong bông cải xanh có thể kể đến như:
- Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và hạn chế các loại bệnh liên quan đến lão hóa.
- Khử độc, đào thải các chất độc hại và các chất ô nhiễm ra khỏi cơ thể con người.
- Giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng viêm trong cơ thể, phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh lý khác.
- Ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư, giảm kích thước khối u, giúp điều trị bệnh ung thư
- Giúp giải độc gan, ngăn ngừa tổn thương gan và cải thiện chức năng của gan.
- Ngăn chặn sự phá hủy mô sụn của các enzym, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa viêm xương khớp.
- Tăng cường trao đổi oxy ở não, giúp cải thiện chức năng não bộ.
- Kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ đái tháo đường.
- Bảo vệ đường ruột khỏi oxy hóa từ đó giúp cải thiện chứng táo bón.
- Có khả năng cải thiện lượng cholesterol quá cao trong máu, là nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ cứng động mạch và các bệnh về tim mạch.
Chế biến súp lơ xanh đúng cách để phát huy hiệu quả của Sulforaphane
Với những lợi ích và ưu điểm tuyệt vời trong việc phòng ngừa, điều trị ung thư và nhiều bệnh lý khác, chiết xuất Sulforaphane có trong rau súp lơ được các bác sĩ khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, nếu không được chế biến đúng cách, hàm lượng sulforaphane sẽ dễ dàng bị mất đi, từ đó làm giảm hiệu của hoạt chất tự nhiên trong loại thực vật này.
Chính bởi vậy, cách chúng ta nấu và chuẩn bị cũng đóng một vai trò quan trọng không kém những nguyên liệu, thực phẩm mà chúng ta ăn. Dưới đây là một số phương pháp sử dụng và chế biến súp lơ xanh bạn có thể tham khảo để bảo toàn một cách tối đa hoạt chất sulforaphane có trong trong súp lơ xanh:
- Kết hợp nấu cùng mầm súp lơ xanh từ 1 đến 3 ngày tuổi để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng Sulforaphane hơn.
- Hấp hoặc nấu trong thời gian từ 2 đến 4 phút để bảo quản hàm lượng Sulforaphane có trong súp lơ xanh
- Rửa sạch và ăn sống súp lơ và mầm súp lơ giúp tận dụng một cách tối đa hoạt chất sulforaphane.
- Sử dụng kết hợp chiết xuất Sulforaphane từ bột súp lơ xanh.
Trên đây là một số thông tin về sulforaphane dược lý và chiết xuất sulforaphane từ súp lơ xanh mà Sulforaphane Lab muốn gửi đến quý bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể có được một cái nhìn tổng hợp nhất về sulforaphane và có được cho mình những phương pháp cơ bản để ứng dụng hoạt chất sulforaphane một cách hiệu quả!