Site icon Sulforaphane

Tác động với dạ dày của hoạt chất Sulforaphane?

Tác động với dạ dày của hoạt chất Sulforaphane?

Dạ dày là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Tuy nhiên những bệnh thường gặp ở dạ dày như viêm loét, trào ngược, nhiễm khuẩn Hp,…lại đang có dấu hiệu gia tăng gây ra nhiều bất tiện cũng như các biến chứng nghiêm trọng.

Gần đây, đã có nhiều nhận định cho rằng bệnh dạ dày (bệnh bao tử) có thể được ngăn ngừa và cải thiện nhờ Sulforaphane. Điều này đúng hay sai? Hãy cùng tìm lời giải đáp về công dụng thực sự của Sulforaphane đối với dạ dày qua bài viết dưới đây của Sulforaphane LAB.

Sơ lược về Sulforaphane

Sơ lược về Sulforaphane

Sulforaphane là một hợp chất tự nhiên được phát hiện là có khả năng ngăn ngừa ung thư lần đầu tiên bởi giáo sư – tiến sĩ Paul Talalay. Phát hiện vĩ đại này đã được Popular Mechanics – một tạp chí y khoa nổi tiếng đánh giá là “1 trong 100 phát hiện nổi bật của thế kỉ 20”. 

Từ đó, Sulforaphane thu hút được rất nhiều sự chú ý trên toàn thế giới và thậm chí đã gây nên cơn sốt mầm cải xanh vào những năm 2000 ở Mỹ. Các nhà khoa học cũng đã dần nhận thấy tiềm năng của hoạt chất này và tiền hành nghiên cứu rộng rãi.

Cho đến nay, một số công dụng của Sulforaphane đã được chứng minh bằng nghiên cứu trên cơ thể người như:

Một số nghiên cứu đã chỉ rằng, ngoài những tác dụng trên, Sulforaphane còn có thể cải thiện và ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.

Sulforaphane có tác động như thế nào đến dạ dày?

Sulforaphane có tác động như thế nào đến dạ dày?

Dạ dày là một trong những cơ quan không thể thiếu giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan dễ gặp tổn thương. Một số bệnh lý ở dạ dày thường gặp có thể kể đến như trào ngược dạ dày – thực quản, loét hoặc thậm chí là ung thư dạ dày,….

Sulforaphane cải thiện bệnh loét dạ dày

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylory) được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những căn bệnh ở dạ dày, đặc biệt là viêm loét và có thể tiến triển thành ung thư bao tử. Loại vi khuẩn này rất khó bị tiêu diệt kể cả khi đã kết hợp 2 – 3 loại kháng sinh với nhau. Tuy nhiên Sulforaphane có thể truy quét và ức chế HP một cách dễ dàng dù chúng đã ẩn sâu trong các lớp niêm mạc dạ dày.

Một nghiên cứu trên 50 người đo lường bằng chỉ số HpSA ( một kháng nguyên trong Helicobacter pylori, giá trị này càng lớn thì lượng HP bị nhiễm càng cao) đã được tiến hành. Sau 8 tuần, mức HpSA đã giảm đáng kể ở những người bị nhiễm khuẩn HP khi họ tiêu thụ Sulforaphane mỗi ngày. Chính vì thế, hoạt chất này đã được khuyến nghị sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh bao tử nhiễm HP bởi rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. 

Các tác động khác của Sulforaphane đối với dạ dày

Cách để tăng cường sức khỏe dạ dày tốt hơn

Cách để tăng cường sức khỏe dạ dày tốt hơn

Hấp thụ Sulforaphane từ các loại cây họ cải là một trong những phương pháp nên dùng để cải thiện sức khỏe dạ dày của bạn. Một số loại cải chứa Sulforaphane như bông cải xanh, súp lơ và cải xoăn có thể rất dễ dàng tìm kiếm và vừa với túi tiền. Đặc biệt, mầm bông cải cải xanh được cho là chứa nhiều hàm lượng Sulforaphane hơn cả.

Ngoài việc sử dụng Sulforaphane, dưới đây là một số lời khuyên để ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa:

Tổng kết

Một số bệnh lý nguy hiểm về dạ dày như viêm loét, ung thư có thể được cải thiện và ngăn ngừa bởi Sulforaphane. Hãy bắt đầu sử dụng hoạt chất này trong các bữa ăn của bạn để nhận thấy kết quả tuyệt vời nhé!

Exit mobile version