Site icon Sulforaphane

Thể bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng F.20

Bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng là thể bệnh thường gặp nhất với triệu chứng nổi bật là các hoang tưởng và ảo giác. 

Bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng có thể thuyên giảm từng phần hoặc hoàn toàn tiến triển thành mạn tình, thời gian khởi đầu có khuynh hướng chậm hơn các thể khác. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng

Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là bệnh tâm thần nặng chưa rõ nguyên nhân chính xác, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trẻ từ 18-28 nhất. 

Hiện nay các nhà tâm thần học trên thế giới cho rằng tâm thần phân liệt là một nhóm bệnh lý hay một các hội chứng phân liệt.

Bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng hay còn gọi là thể tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) như đã nói là thể tâm thần phổ biến nhất. 

Các hoang tưởng đặc trưng là hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra và hoang tưởng bị truy hại. Các ảo giác thường gặp là ảo thanh bình phẩm về hành vi của bệnh nhân hoặc nói chuyện với nhau về bệnh nhân hoặc đe dọa hay ra lệnh cho họ. 

Người bệnh còn có thể gặp hội chứng tâm thần tự động như: tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, bị đánh cắp hoặc tri giác sai thực tại và giải thể nhân cách.

Ở thể paranoid người bệnh có cảm xúc ít cùn mòn hơn các thể khác, nhưng thường gặp cảm xúc không thích hợp như cáu gắt, giận dữ, sợ

hãi và nghi ngờ. 

Ở thể hoang tưởng thì các triệu chứng âm tính thường xuất hiện muộn và không sâu sắc. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt

Người bệnh xuất hiện những triệu chứng sau sẽ được chẩn đoán đã mắc bệnh tâm thần phân liệt theo ICD-10 năm 1992:

– Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát thanh.

– Các hoang tưởng bị kiểm  tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động thân thể.

– Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân.

– Các hoang tưởng dai dẳng không thích hợp về mặt văn hóa, tôn giáo hay chính trị.

– Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói.

– Tác phong căng trương lực như: giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định và không nói hoặc sững sờ.

– Các triệu chứng âm tính như: ngôn ngữ nghèo nàn, vô cảm, đáp ứng cảm xúc cùn mòn, cách ly xã hội, giảm sút hiệu suất lao động.

– Thay đổi sở thích cá nhân: mất thích thú, lười lao động, mải mê suy nghĩ về bản thân.

Phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng

Phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng

Giai đoạn báo trước với các triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ mọi người cần lưu ý như chóng mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, mất ngủ, cảm giác khó  khăn  trong học tập và công tác, không thể tiếp thu cái mới, đầu óc mù mờ như có màn sương che phủ, cảm xúc lạnh nhạt, dễ nổi cáu.

Sử dụng thuốc loạn thần

Thuốc loạn thần liệu pháp thông dụng và có hiệu quả nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Bằng cách chọn từng loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần và liều lượng phù hợp với các triệu chứng lâm sàng, thể bệnh và khả năng dung nạp của mỗi người bệnh. 

Hiện nay người ta thường sử dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và các thuốc điều hoà khí sắc cũng được sử dụng.

Thuốc điều trị rối loạn thần kinh có vai trò quan trọng giúp làm dịu các trạng thái hưng phấn, kích động, loạn thần, hoang tưởng, ảo giác. 

Khu sử dụng thuốc trầm cảm cần thận trọng vì chúng có thể hoạt hoá các ảo giác và hoang tưởng dẫn đến tự sát.

Các thuốc điều hoà khí sắc có tác dụng tốt trong dự phòng tái phát nhất là thể rối loạn cảm xúc. Các thuốc thuốc chống bệnh Parkinson cũng cần được sử dụng hợp lí.

Uống thuốc tâm thần bao lâu và bệnh tâm thần sống được bao lâu?

Hai câu hỏi này phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể bệnh của bệnh nhân khác nhau. 

Trong 5 năm đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng, chức năng có thể xấu đi và các kỹ năng xã hội và công việc có thể bị suy giảm, với sự sao lãng dần dần trong việc chăm sóc bản thân. Các nghiên cứu cho thấy việc điều trị sớm bệnh sẽ càng tiến triển tốt hơn. 

Khoảng 80% người bị tâm thần phân liệt trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm điển hình ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Trong năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán, tiên lượng bệnh có liên quan chặt chẽ đến việc tuân thủ sử dụng các loại thuốc chống loạn thần và phác đồ điều trị bệnh tâm thần. 

⅓ bệnh nhân có sự cải thiện bệnh đáng kể và kéo dài, ⅓ cải thiện phần nào nhưng có sự tái phát liên tục và để lại loạn hoạt năng, ⅓ là tàn tật nghiêm trọng và vĩnh viễn, chỉ có khoảng 15% số bệnh nhân hoàn toàn trở lại bình thường như trước khi phát bệnh. 

Dinh dưỡng dành cho người mắc tâm thần phân liệt: Bổ sung rau củ quả

Liệu pháp sốc điện

Hiện tại thì chỉ định sử dụng liệu pháp sốc điện đã hạn chế đáng kể, song vẫn được sử dụng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt trong những trường hợp sau:

Liệu pháp tâm lý xã hội

Về cơ bản, liệu pháp tâm lý – xã hội đối với tâm thần phân liệt được chia thành 3 dạng:

Dinh dưỡng dành cho người mắc tâm thần phân liệt: Bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn, cá hồi và các loại cá béo, dầu gan cá tuyết, hàu, cua và ngao, bổ sung sữa chua lợi khuẩn. 

Các loại rau đậm màu: bông cải xanh và bina có hàm lượng folate (axit folic) cao cũng có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Ngoài ra có thể tìm thấy folate trong đậu đen, măng tây và gan bò.

Hiện nay với với tiến bộ của khoa học, Sulforaphane đã thông tin bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng nói riêng và tâm thần phân liệt nói chung hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoặc thuyên giảm nhiều triệu chứng, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường trong gia đình và xã hội. 

Tham khảo bài viết: Tìm hiểu thông tin về bệnh tâm thần phân liệt F20

Exit mobile version